Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép cán nguội Việt Nam

ĐỖ HUYỀN 28/12/2020 19:54

Thuế chống bán phá giá lên thép cán nguội Việt Nam được áp dụng tạm thời, không quá 120 ngày kể từ 26/12.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) hôm 28/12 cho biết đã hoàn tất cuộc điều tra sơ bộ chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia.

Liên tiếp các vụ kiện phòng vệ thương mại chỉ trong một thời gian ngắn đã làm giấy lên nỗi lo về phòng vệ thương mại.

Liên tiếp các vụ kiện phòng vệ thương mại chỉ trong một thời gian ngắn đã làm giấy lên nỗi lo về phòng vệ thương mại.

MITI kết luận có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra thêm và quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời cho mặt hàng này từ hai nước bị cáo buộc. Biên độ áp thuế tương đương với biên độ phá giá được xác định trong cuộc điều tra sơ bộ.

"Thuế chống bán phá giá tạm thời từ 7,73% đến 34,82%, sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước bị cáo buộc và sẽ có hiệu lực không quá 120 ngày kể từ ngày 26/12/2020", MITI thông báo. Kết quả cuộc điều tra chính thức sẽ được công bố trước ngày 23/4/2021.

Cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu vào ngày 28/7, dựa trên đơn kiện của Bahru Stainless Sdn Bhd, công ty nội địa duy nhất của Malaysia sản xuất các sản phẩm tương tự. Nguyên đơn này cho rằng, hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc hoặc xuất khẩu từ các nước bị cáo buộc đang nhập khẩu vào Malaysia với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của họ.

Tuần trước, Malaysia cũng đã áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán dẹt từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, sau khi xác định rằng chúng được nhập khẩu với giá thấp hơn giá bán tại các nước xuất xứ.

Về vấn đề này, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Phòng vệ thương mại nhận định, cùng với nỗ lực cảnh báo và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của các cơ quan chức năng, đến nay, năng lực phòng vệ thương mại của các ngành sản xuất, xuất khẩu của ta đã được củng cố.

Nhiều ngành hàng (như thủy sản, thép, sợi, ván sợi bằng gỗ…) sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thường xuyên bị kiện phòng vệ thương mại đã có kinh nghiệm ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Về cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp có thái độ tích cực hợp tác tham gia quá trình điều tra của cơ quan điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài. Một số vụ việc, doanh nghiệp đã có sự chủ động, tìm sự tư vấn, hỗ trợ từ phía Cục Phòng vệ thương mại hoặc luật sư thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, ông Chu Thắng Trung cũng cho hay, còn có một số doanh nghiệp chưa thực sự tích cực, từ chối tham gia hoặc tham gia không đầy đủ trong một số vụ việc.

Một trong những lý do của tình trạng này là do hiểu biết về pháp luật phòng vệ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm tham gia, ứng phó các vụ việc còn hạn chế. Trong một vài vụ việc, doanh nghiệp cố tình không phối hợp do ngay từ đầu, mục tiêu đầu tư, hoạt động đã là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Có thể bạn quan tâm

  • Phòng vệ thương mại giúp mía đường Việt Nam cạnh tranh ngang bằng thời “mở cửa”

    17:30, 28/12/2020

  • Lợi ích nào cho quốc gia khi áp thuế phòng vệ thương mại ngành mía đường?

    12:00, 16/12/2020

ĐỖ HUYỀN