Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

ĐỖ HUYỀN 05/03/2021 16:09

Để bảo vệ ngành mía đường, việc áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp là vấn đề cần phải làm cấp bách.

Ngày 3/3/2021, Tổng cục Hải quan ban hành văn bản số 993 gửi các cục hải quan tỉnh và thành phố trong cả nước, hướng dẫn áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan.

Ngành sản xuất đường trong nước gặp khó khăn do đường nhập khẩu nhiều năm qua - Ảnh tư liệu: TTO

Ngành sản xuất đường trong nước gặp khó khăn do đường nhập khẩu nhiều năm qua - Ảnh tư liệu: TTO

Theo văn bản số 933, căn cứ để áp dụng dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan từ Quyết định 477 ngày 9/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Quyết định 477 nêu rõ: “Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía, phân loại theo mã HS 1701.13.00; 1701.14.00 và 1701.99.10; 1701.99.90; 1701.91.00 và 1701.90.91 được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan”.

Như vậy, các loại đường cát, đường mía, đường kính, đường thô, đường trắng, đường tinh luyện, đường RE, đường RS… thuộc các mã số hàng hóa như trên phải chịu mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp kể từ ngày 16/2/2021 đến ngày 15/6/2021. Mức thuế nhập khẩu ưu đãi trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch đối với các loại hàng hóa này có thể từ 15% đến 100%, tùy mã số hàng hóa đã được quy định.

Như vậy, kể từ khi có Quyết định 2466 ngày 21/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, đến nay là khoảng 5 tháng, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức được áp dụng.

Thuế phòng vệ thương mại là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho đường nội trên sân nhà.

Thuế phòng vệ thương mại là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho đường nội trên sân nhà.

Trong diễn biến mới nhất, vào tháng trước, vào đầu tháng 2/2021, Bộ Công thương đã đưa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô ở mức 33,88%, dù kết quả điều tra ban đầu cho thấy các sản phẩm trên đã được Chính phủ Thái Lan trợ cấp, bán phá giá ở mức 48,88%.

Được điều tra từ tháng 9/2020, Bộ Công Thương cho biết đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan, cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.

Do đó, trước khi Bộ Công thương ban hành mức thuế chống bán phá giá tạm thời nói trên, FFA từng kiến nghị Thủ tướng "cần xác định một mức thuế hợp lý giữa đường thô và đường tinh luyện nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, ổn định thị trường, tái lập môi trường cạnh tranh công bằng".

Có thể bạn quan tâm

  • Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại sản phẩm thép và phân bón

    17:45, 04/03/2021

  • Thép Việt trong “phong ba bão táp” phòng vệ thương mại

    00:01, 26/02/2021

  • Vượt ải phòng vệ thương mại: Thấy gì từ thắng lợi của "Vua tôm" Minh Phú?

    06:00, 20/02/2021

  • Cổ phiếu Mía đường có hưởng lợi từ chính sách thuế Phòng vệ thương mại?

    06:32, 19/02/2021

ĐỖ HUYỀN