Khi vật liệu xây dựng giả, nhái… tung hoành

KHÔI NGUYÊN 09/06/2021 04:30

Vì lợi nhuận, nhiều đối tượng bất chấp pháp luật thực hiện sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi đang làm “loạn” thị trường…

hihhi

Bất chấp các quy định pháp luật, nhiều đối tượng “tranh thủ” bắt tay vào việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để kiếm lời...

Theo đó, thời gian gần đây, nhiều cá nhân, đơn vị, chủ đầu tư đã và đang bắt đầu triển khai xây dựng nhiều công trình và nhà ở dân cư, thị trường vật liệu xây dựng cũng theo đó sôi động hơn. Thế nhưng, bất chấp các quy định của pháp luật, bất chấp các hệ lụy để lại cho xã hội, và chỉ vì lợi nhuận nên nhiều đối tượng cũng “tranh thủ” bắt tay vào việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để kiếm lời...

Theo khảo sát, các loại cửa cuốn, cửa bảo vệ, ống nhựa, gạch men, bồn vệ sinh cho đến những mặt hàng nhỏ nhưng quan trọng như thiết bị báo cháy, khóa an ninh, chống trộm dùng trong các tòa nhà đều đã và đang bị làm giả. Kể cả sắt, thép, nhôm cũng bị làm giả, nhái thương hiệu. Có thể thấy, khi giá vật liệu đầu vào tăng cao lại càng là cơ hội cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ “lách luật’, tạo ra các sản phẩm kém chất lượng nhưng gắn mác thương hiệu để che mắt người tiêu dùng…

Đáng chú ý, tình trạng làm giả, nhái trong lĩnh vực này đang bắt đầu ngày một tinh vi hơn. Theo đó, ngoài việc có logo, tên gọi, bao bì làm nhái thương hiệu lớn thì thậm chí các sản phẩm này vẫn có đủ cả tem bảo hành, mã QR để truy xuất nguồn gốc như hàng thật 100%.

Trong đó, một trong những mặt hàng bị làm giả nhiều nhất hiện nay là sắt thép xây dựng. Từ sau Tết đến nay giá nhích lên từng ngày khiến sắt thép chính hãng đứng ở mức cao. Lợi dụng điều này, nhiều đại lý nhập khẩu những loại sắt thép kém chất lượng hoặc làm giả hàng chính hãng để lừa người tiêu dùng.

ihihi

Khi giá vật liệu đầu vào tăng cao lại càng là cơ hội cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ “lách luật’, tạo ra các sản phẩm kém chất lượng nhưng gắn mác thương hiệu để che mắt người tiêu dùng…

Ông Nguyễn Văn Phú – Giám đốc Công ty Phú Hưng (huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội), một doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho biết, hàng giả trong lĩnh vực xây dựng thường được nhập từ Trung Quốc về nhưng được “đội lốt” các thương hiệu Việt, các thương hiệu nổi tiếng thế giới hoặc một số đối tượng trong nước vì lợi nhuận đã mua vật liệu kém chất lượng sau đó “biến hóa” thành các thương hiệu uy tín.

Đáng chú ý, các mặt hàng bị làm giả có giá rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng chính hãng và có mẫu mã, màu sắc đa dạng, bắt mắt, khó phân biệt. Những loại sản phẩm này không chỉ khiến các doanh nghiệp “khổ sở” mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Minh chứng như cửa cuốn vốn là một mặt hàng có giá trị cao nên nếu bất chấp sử dụng những nguyên vật liệu kém chất lượng, gia công, lắp ráp thiết bị thiếu đồng bộ, không tích hợp công nghệ, thậm chí không có dịch vụ bảo hành thì lợi nhuận thu về có thể rất lớn.

“Nhưng đổi lại là hiểm họa an toàn an ninh thậm chí tai nạn, thương vong cho người sử dụng”, anh Phú chia sẻ.

Hay như việc sử dụng một cái vòi nước giả cũng có thể gây nguy hại không nhỏ đến sức khỏe người dùng. Nguyên liệu làm sản phẩm vòi nước giả thường có lượng kim loại nặng vượt mức các tiêu chuẩn an toàn cho phép. Lượng kim loại này có thể ngấm vào nước gây hại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng.

Theo một số chuyên gia, các đồ trang trí nội thất như đồ gỗ bị làm giả cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người. Nguyên nhân là do khi “phù phép” thành các thương hiệu nổi tiếng, những sản phẩm này sẽ được tẩm các hóa chất độc hại, không được kiểm soát nguy cơ, tỉ lệ… Điển hình như với một số loại ván ép công nghiệp, các nhà sản xuất thường dùng keo dán gỗ, một trong những thành phần của loại keo này có chứa chất formaldehyde, một loại chất được Tổ chức Y tế thế giới liệt kê là chất độc hại đối với sức khỏe con người.

Đáng chú ý, trước thực trạng trên khiến nhiều doanh nghiệp khổ sở bởi “khó chồng khó”, khi đang phải chịu sức ép từ giá nguyên vật liệu đầu vào, những khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, đến việc  cạnh tranh không lành mạnh với những sản phẩm giả, nhái trôi nổi trên thị trường hiện nay.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Việt cho rằng, các doanh nghiệp cần phải ý thức rõ về việc bảo vệ nhãn hiệu bằng cách sớm đăng ký bảo hộ thương hiệu. Khi có được các chứng nhận cần thiết, doanh nghiệp sẽ có đủ cơ sở pháp lý để rà soát và xử lý phù hợp với các hành vi vi phạm bản quyền thương hiệu sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, cần phải có hành động mạnh mẽ, quyết liệt để đấu tranh chống hàng giả, nhái thương hiệu của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng”, luật sư Luân nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Triệt phá kho hàng giày dép nghi giả mạo nhãn hiệu ở Hà Nội

    Triệt phá kho hàng giày dép nghi giả mạo nhãn hiệu ở Hà Nội

    11:01, 30/03/2021

  • An Giang: Tạm giữ hình sự Giám đốc Công ty sản xuất hàng giả số lượng lớn

    An Giang: Tạm giữ hình sự Giám đốc Công ty sản xuất hàng giả số lượng lớn

    09:21, 08/03/2021

  • Chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái

    Chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái

    04:20, 15/02/2021

  • Xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong dịp Tết

    Xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong dịp Tết

    11:55, 09/02/2021

  • Cận Tết, nạn lừa đảo qua đầu số ngân hàng giả mạo bùng phát

    Cận Tết, nạn lừa đảo qua đầu số ngân hàng giả mạo bùng phát

    07:05, 05/02/2021

KHÔI NGUYÊN