Vì sao Bình Phước hủy bỏ quy hoạch khu đô thị 1.775ha của FLC?
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, chính thức ký văn bản hủy bỏ chấp thuận chủ trương quy hoạch khu đô thị 1.775ha của FLC đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
>>>Tách bạch chuyện ở FLC
Theo đó, ngày 16/4/2022, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị này đã có văn bản hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch dự án khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam tại phường Tiến Thành và Tân Phú (TP Đồng Xoài), đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Cụ thể, ngày 14/4/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã ký văn bản số 795/UBND-TH về việc hủy bỏ chủ trương lập quy hoạch dự án khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam tại phường Tiến Thành và Tân Phú (TP Đồng Xoài), tại công văn số 3226/UBND-TH ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC lập quy hoạch dự án (diện tích 986,5ha); công văn số 389/UBND-KT ngày 18/2/2019 về bổ sung ranh giới lập quy hoạch khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam (diện tích 1.775ha).
Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước giao UBND TP Đồng Xoài chỉ đạo các phòng, ban và UBND các phường có liên quan công khai, phổ biến để người dân trong khu vực biết. Các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Trước đó, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị hủy bỏ chủ trương cho Tập đoàn FLC lập quy hoạch.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về các đề nghị của Tập đoàn FLC, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước đã tham mưu UBND tỉnh ban hành công văn 3226 và 389.
Về lý do huỷ, Sở KHĐT Bình Phước cho rằng, qua rà soát, đến nay đã hơn 3 năm kể từ ngày được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập quy hoạch dự án, Tập đoàn FLC vẫn chưa triển khai thực hiện. Do đó, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Phước đề nghị UBND tỉnh ban hành công văn hủy bỏ 2 công văn trước đó.
Theo đồ án quy hoạch, khu đô thị mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam có tổng diện tích khoảng 1.775ha, nằm ở phía Tây Bắc TP Đồng Xoài. Đây được xem là khu "đất vàng" của Bình Phước, nếu dự án hình thành sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo của TP này.
Khu đô thị bao gồm các hạng mục: trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm thể dục thể thao, khu biệt thự, nhà ở liền kề, làng văn hóa các dân tộc, trung tâm công cộng, bệnh viện nghỉ dưỡng. Ngoài ra, khu đô thị còn có tổ hợp trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, resort 5 sao kết hợp sân golf 18 lỗ, cung cấp các dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí cao cấp.
Theo báo cáo của Tập đoàn FLC, trong tổng diện tích quy hoạch dự án hơn 1.750ha có gần 600ha là đất trồng cây cao su, còn lại là đất trồng cây công nghiệp, cao su của người dân và đất ở dân cư hiện hữu.
Đáng chú ý, cuối năm 2018, thị xã Đồng Xoài chính thức lên thành phố, nhiều dự án khởi động cùng lúc khiến thị trường BĐS sôi động, giá đất tăng vọt. Đặc biệt, khi thông tin Tập đoàn FLC đầu tư xây dựng dự án khu đô thị kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hồ Suối Cam, TP Đồng Xoài với tổng diện tích 1.774ha với nhiều hạng “thời thượng” như trung tâm thương mại dịch vụ, thể dục thể thao, khu biệt thự, nhà ở liền kề, khách sạn, resort 5 sao kết hợp sân golf... Dự án thực hiện giai đoạn 1 có giá 745 triệu đồng/nền. Các nền đất gần các tuyến đường huyết mạch được chào bán với giá từ 400-800 triệu đồng/nền.
>>Nợ của FLC đã được các nhà băng trích lập dự phòng rủi ro?
Bên cạnh những dự án quy mô lớn, còn nhiều dự án khu dân cư (KDC) nhỏ khác có diện tích từ 1-3ha cũng được triển khai kiểu “manh mún” khiến quy hoạch tổng thể có nguy cơ bị phá vỡ.
Điển hình như khu vực đường Trần Hưng Đạo nối dài (khu phố Suối Cam, phường Tiến Thành) có hàng chục khu đất nông nghiệp đã được san ủi, phân lô, nền diện tích 500m2, rao bán với giá 500 - 800 triệu/nền, có nền một vài tỷ đồng.
Trước đó, ngày 5/4/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có công văn gửi các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, trong đó có UBND tỉnh Quảng Ngãi, đề nghị về việc tạm dừng biến động tài sản của các cá nhân, tổ chức phục vụ yêu cầu điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, liên quan đến các cá nhân là lãnh đạo tập đoàn này, gồm: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Minh Huệ và Lê Thị Ngọc Diệp.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở KH-ĐT, Sở TN-MT, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo văn phòng đăng ký đất đai, các tổ chức hành nghề công chứng kiểm tra, rà soát thông tin về bất động sản, cổ phần, vốn góp, cổ phiếu… của những cá nhân có tên tại công văn theo danh sách đã được Bộ Công an cung cấp và tạm dừng thực hiện các giao dịch có liên quan.
Trên cơ sở đó, giao Sở Tư pháp tổng hợp, trực tiếp có văn bản cung cấp thông tin cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an và báo UBND tỉnh trước ngày 15/4/2022.
Có thể bạn quan tâm
Có hay không việc thâu tóm cổ phiếu FLC?
04:30, 15/04/2022
Vì sao loạt cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC thoát giá sàn?
03:38, 02/04/2022
Khối ngoại mua ròng cổ phiếu FLC - Hệ sinh thái này có gì?
05:30, 01/04/2022
Tương lai biến động của cổ phiếu họ FLC
05:00, 01/04/2022
Các khoản vay của FLC Group tại Sacombank đảm bảo đúng quy định pháp luật và an toàn
09:10, 30/03/2022
Tách bạch chuyện ở FLC
09:00, 31/03/2022
NCB: Các khoản cấp tín dụng cho Tập đoàn FLC đều có tài sản đảm bảo
09:41, 31/03/2022