Vì sao tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa nhiều?
Vẫn còn một số tình trạng như án hành chính chưa được thực thi, hoặc thực thi không nghiêm túc, vẫn còn tình trạng nể nang.
>>Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn lĩnh vực tòa án và kiểm sát
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), ngày 20/3.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu câu hỏi: “Theo báo cáo, tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan còn cao, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết nguyên nhân, giải pháp căn cơ của tình trạng này”?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay, án hành chính hiện nay đang có vấn đề và đang có rất nhiều tồn tại. Trong đó, tỉ lệ xét xử án hành chính thường thấp hơn so với yêu cầu của Quốc hội. Tỉ lệ án hành chính bị hủy, sửa nhiều, có năm lên tới 4%, trong khi tỉ lệ Quốc hội cho phép là 1,5% (cao hơn yêu cầu của Quốc hội). Án hành chính không được thực thi, có bản án nhưng UBND các cấp không thực thi nghiêm túc gây bức xúc cho người dân.
Những tồn tại này có phải do thẩm phán nể nang hay không? Ông Bình nêu rõ, tuyệt đại đa số các thẩm phán đều phát huy bản lĩnh, chuyên nghiệp xét xử vụ án nghiêm túc nhưng vẫn có việc nể nang, tỉ lệ này không nhiều.
Tuy nhiên, việc nể nang không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ án hành chính bị hủy, sửa cao, mà việc này do nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể, do việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân là không đầy đủ. Riêng án hành chính và án dân sự, trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ thuộc các bên. Việc chuẩn bị tài liệu đủ hay không đủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử.
>>Phó Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá kỹ sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
>>Lan tỏa đổi mới từ Quốc hội đến các hoạt động của HĐND
"Luật quy định chủ tịch UBND các cấp khi bị kiện thì phải ra tòa, nếu ủy quyền thì chỉ được ủy quyền cho cấp phó, không được ủy quyền sâu hơn. Xong với các vụ án cấp tỉnh, do chủ tịch UBND cấp tỉnh rất nhiều việc nên khả năng tham gia phiên tòa hạn chế, dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của người dân. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến án hành chính bị hủy, sửa, chậm được khắc phục, chứ không phải do cả nể, dù cả nể là có", ông Bình nói.
Về giải pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, cùng với các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, kể cả các loại án, nhiệm kỳ trước đã có hội nghị chánh án 4 cấp thảo luận về việc này, đã đề ra 14 giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử.
Đối với việc cả nể, dù ít nhưng ông Bình nêu rõ cũng cần phải được đặt ra. “Trong lần sửa đổi này, tòa án tối cao dự kiến sửa đổi vụ án cấp huyện do tỉnh xử, vụ án cấp tỉnh do tòa chuyên trách, chuyên biệt xử”, ông Bình cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Phó Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá kỹ sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
12:52, 15/03/2023
Ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 21
20:04, 14/03/2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn lĩnh vực tòa án và kiểm sát
10:48, 07/03/2023
Sáng 2/3, Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 4
18:28, 01/03/2023