Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: Nhiều vấn đề cần mổ xẻ!
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được đánh giá là hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khung pháp lý về trọng tài còn nhiều hạn chế trong thực tiễn.
>>Đã đến lúc phải sửa Luật Trọng tài thương mại
Đó là những nội dung được các chuyên gia ngành Luật, cũng như cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại diễn đàn thảo luận với chủ đề “Thuận lợi hóa quá trình giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại (TTTM) tại Việt Nam”, được tổ chức tại TP.HCM vừa qua.
Nhiều hạn chế cần mổ xẻ…
Theo TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC, ĐBQH, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng: phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, nhanh chóng, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khung pháp lý về trọng tài ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế và bất cập trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, để giải quyết hiệu quả công tác này, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, đã đến lúc cần thúc đẩy, phát triển đối với hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp, đặc biệt là trọng tài, hòa giải.
Theo TS Lộc, bên cạnh các yếu tố thời gian và chi phí của các thủ tục trọng tài tại Tòa án thì sự phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác như trọng tài, hòa giải là một trong những tiêu chí được dùng để đánh giá về chỉ số thực thi hợp đồng. Mà chỉ số thực thi hợp đồng là thành tố quan trọng để đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh trong một nền kinh tế. Trong những năm qua, chỉ số thực thi hợp đồng của Việt Nam luôn xếp hạng ở thứ hạng trung bình, mặc dù đã có rất nhiều những nỗ lực để cải thiện chỉ số thực thi hợp đồng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc nâng cao năng lực của hệ thống Tòa án thì việc tăng cường các thiết chế hòa giải, trọng tài trong nền kinh tế giữ một vai trò quan trọng. "Xu thế hiện nay là sử dụng trọng tài và hòa giải thương mại cho các tranh chấp kinh doanh. Nhiều các dự án cơ sở tầng trọng điểm của Nhà nước ta có yếu tố nước ngoài, bao gồm vốn vay nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài thì một phần lớn được đưa thẳng tới phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nước ngoài. Lý do là bởi đối tác nước ngoài đánh giá rằng trọng tài Việt Nam chưa phát triển" - TS. Vũ Tiến Lộc nêu.
>>Luật Trọng tài Thương mại: “Cần hoàn thiện thể chế để phù hợp nhu cầu thực tiễn”
Bất cập …hủy phán quyết trọng tài
Nêu một số các vướng mắc thực tế về các thủ tục trọng tài thương mại ở Việt Nam, Luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng, một trong những sự quan tâm nổi bật là về vấn đề quản lý vụ kiện và hủy phán quyết trọng tài. Và đây là trách nhiệm chung của Hội đồng trọng tài và các bên tranh chấp.
Điều quan trọng để giải quyết hiệu quả các vụ tranh chấp hiện nay là các bên không thể vì đang tranh chấp mà từ chối hợp tác và thiếu thiện chí, mà cần cùng nhau xây dựng các thỏa thuận trong thời gian sớm nhất có thể.
Theo Luật sư Nghĩa, Đảng ta đã có chủ trương, nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh sử dụng phương thức trọng tài. Trong quy định của Luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại thì Tòa án Việt Nam chính là cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ và giám sát các thủ tục trọng tài thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao lại chưa đề cấp đến nội dung này. Do đó, để giải quyết các vấn đề thông qua trọng tài kinh tế, đề nghị ngành Tòa án quan tâm tới việc xây dựng các án lệ về trọng tài, giúp hướng dẫn các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc vì trọng tài có hiệu quả hơn. Thực hiện công tác tổng kết việc giám sát và hỗ trợ cho hoạt động của trọng tài trong toàn bộ hệ thống Tòa án để phát huy các thực tiễn tốt, ủng hộ trọng tài và xử lý các vấn đề còn tồn tại như thiếu nhất quán trong các quyết định của Tòa án với trọng tài.
"Bên cạnh đó, cần xem xét phương án điều hướng xử lý các việc về trọng tài từ các Tòa án về các Tòa án thành phố trực thuộc Trung ương thay vì cho phép tất cả các Tòa án các tỉnh thực hiện các việc về trọng tài, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trọng tài mà xử lý các tranh chấp quốc tế" - Luật sư Nghĩa kiến nghị.
Còn theo GS.TS Đỗ Văn Đại – Giảng viên cao cấp Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Trọng tài viên VIAC, nhận định, “rào cản” lớn nhất của quá trình thực thi phán quyết trọng tài hiện nay tại Việt Nam chính là cơ chế hủy phán quyết trọng tài và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau.
"Cụ thể, theo Luật TTTM quy định về hủy phán quyết trọng tài nói chung và cụ thể, các quy định về trọng tài nói chung và hủy phán quyết trọng tài nói riêng theo Luật TTTM tương phản tiến bộ và phù hợp hơn với Luật TTTM của nhiều người nước trên thế giới. Tuy nhiên, kể từ sau khi Luật TTTM có hiệu lực, thẩm phán quyết định trọng tài của Tòa án quyết định hủy bỏ đột ngột tăng vọt" - GS.TS Đại nêu.
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Trưởng phòng Trọng tài Công ty Luật TNHH Tư vấn Độc lập, cho rằng, hiện nay việc đảm bảo hiệu lực phán quyết cho các quyết định trọng tài đã bộc lộ những hạn chế của pháp luật Việt Nam về quá trình đưa ra phán quyết trọng tài.
Cụ thể, quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với pháp luật Quốc tế, điều này dẫn đến nhiều hậu quả gây khó khăn cho việc thực thi phán quyết trọng tài tại Việt Nam. Với lập luận chặt chẽ và chi tiết, chuyên gia đã đề xuất các kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu lực phán quyết cho các quyết định của trọng tài.
Chia sẻ ở góc độ Toà án, Bà Nguyễn Thị Thùy Dung - Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP. HCM đặt vấn đề: nên ban hành thêm các quy định khi chưa có cơ chế Giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định của Tòa án về hủy phán quyết của Trọng tài.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 - 2013, số phán đoán tài liệu trọng yếu không bị hủy sử dụng chỉ chiếm 64% và số phán đoán tài liệu trọng yếu bị hủy sử dụng là 36%, tăng 11% so với giai đoạn trước. Trong đó, chỉ riêng tháng 11 năm 2012 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có tới 3 thẩm phán quyết định tài sản trọng yếu bị hủy bỏ, tương đương với phán quyết bị hủy bỏ của cả 8 năm trước khi cộng lại. Song trên thực tế, số liệu phán đoán trọng tài bị hủy bỏ có thể còn nhiều hơn thế với con số được thống kê bởi vì có một số phán đoán trọng tài bị hủy bỏ mà VIAC không biết do không được thông báo. Đây là một hiện tượng khá bất thường, bởi vì Luật TTTM ra đời là để tạo ra hành lang pháp lý cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phát triển nhưng thực tế lại cho thấy một xu hướng ngược lại do thẩm phán quyết định hủy bỏ trọng tài bị hủy bỏ nhiều hơn so với giai đoạn trước.
Có thể bạn quan tâm
Luật Trọng tài Thương mại: “Cần hoàn thiện thể chế để phù hợp nhu cầu thực tiễn”
12:22, 29/11/2022
Luật Trọng tài thương mại và đặc trưng trong giải quyết tranh chấp thương mại
04:10, 23/01/2021
10 năm thực thi Luật Trọng tài Thương mại: Tiến tới chuẩn mực quốc tế trong hoạt động trọng tài
23:24, 27/06/2020
Đã đến lúc phải sửa Luật Trọng tài thương mại
04:50, 27/06/2020
10 năm của Luật Trọng tài thương mại: Cần có những sửa đổi phù hợp với hội nhập
11:00, 18/06/2020