Buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã tiềm ẩn rủi ro rửa tiền

BẢO LOAN 17/05/2023 13:00

Vấn nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã có thể gây ra những hệ luỵ tiêu cực đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.

>>Tội phạm buôn bán động vật hoang dã thu bao nhiêu tiền/năm?

Liên Hợp Quốc ước tính hàng năm thế giới thất thoát khoảng 48 - 153 tỷ USD do nạn buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm từ động vật hoang dã, gần tương đương với mức viện trợ phát triển chính thức trên toàn cầu mỗi năm. Số tiền này bao gồm các chi phí gây thiệt hại cho Nhà nước và an ninh công cộng, như chi phí phòng vệ, chi phí liên quan đến vận hành hệ thống tư pháp và thực thi pháp luật, tổng thiệt hại về sinh thái, tài sản bị đánh cắp…

Đồng thời, nguồn lợi nhuận khổng lồ thu được từ hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã có thể ngăn cản đầu tư và làm suy yếu năng lực của các chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Bắt

Bắt giữ khoảng 7 tấn ngà voi tại Hải Phòng tháng 04/2022

Buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rửa tiền ở mức cao và trung bình cao. Cụ thể, tỷ lệ cán bộ đánh giá rủi ro rửa tiền ở mức cao và trung bình cao của ngân hàng thương mại là 84%, của tổ chức tài chính phi ngân hàng là 80%, so với của đơn vị tình báo tài chính là 75%...

Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) - Chương trình Việt Nam (WCS Việt Nam) vừa chính thức công bố báo cáo “Khảo sát về nhận thức và năng lực của đơn vị tình báo tài chính (FIU) và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính về phòng, chống rủi ro rửa tiền liên quan đến buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã tại Việt Nam”.

Đây là kết quả của hoạt động nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Học viện Ngân hàng, trong khuôn khổ hợp tác giữa WCS Việt Nam và Học viện Ngân hàng.

>>> Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật hoang dã

Báo cáo cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các định chế tài chính, bao gồm các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, và các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống rửa tiền nói chung và phòng, chống rửa tiền liên quan đến các loại tội phạm nguồn như tội phạm buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã (ĐVHD); đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố cho giai đoạn 2018 – 2022, và Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021 - 2025.

Buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rửa tiền ở mức cao và trung bình cao

Buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rửa tiền ở mức cao và trung bình cao

Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá nhận thức, năng lực và thực tiễn công tác nhận biết và phòng, chống rủi ro rửa tiền liên quan đến buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã và nhu cầu nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực của đơn vị tình báo tài chính (FIU), các ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Theo kết quả của báo cáo, phần lớn các cán bộ tham gia khảo sát nhận định buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rửa tiền ở mức cao và trung bình cao. Cụ thể, tỷ lệ cán bộ đánh giá rủi ro rửa tiền ở mức cao và trung bình cao của ngân hàng thương mại là 84%, của tổ chức tài chính phi ngân hàng là 80%, so với của FIU là 75%.

Các cán bộ tham gia khảo sát đều nhận định có 03 hoạt động tiềm ẩn rủi ro rửa tiền cao là hoạt động chuyển tiền/thanh toán, thanh toán quốc tế/tài trợ thương mại, và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số…

Đây là nền tảng cho những nỗ lực của WCS Việt Nam trong quá trình thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức tài chính trong đấu tranh với các tội phạm phái sinh từ tội phạm liên quan đến ĐVHD, bao gồm tội phạm rửa tiền và các tội phạm tài chính khác, góp phần ngăn chặn hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã trên thế giới và tại Việt Nam.

Dựa trên kết quả khảo sát và các khuyến nghị, WCS Việt Nam sẽ tiếp tục thiết kế các hoạt động nâng cao nhận thức về các nguy cơ, rủi ro tài chính từ buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã; đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn hỗ trợ các tổ chức tài chính nhằm nâng cao năng lực PCRT liên quan đến buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi WCS Việt Nam trong khuôn khổ dự án “Phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã tại Việt Nam” do Cục Phòng, chống Ma túy và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ.

Có thể bạn quan tâm

  • Lập công ty “ma” nhập lậu sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm vào Việt Nam

    15:59, 22/06/2022

  • Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật hoang dã

    05:15, 16/12/2020

  • Sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã: Vận nghiệp vào thân

    09:00, 27/11/2020

  • Khánh Hòa: Tăng cường kiểm tra nguồn gốc động vật hoang dã xuất bán từ các trại nuôi

    00:00, 01/09/2020

BẢO LOAN