Chiều 24/5, Quốc hội họp về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%
Ngày 24/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.
>>Quốc hội thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)
Trước đó, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho ý kiến Dự thảo Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau dịch Covid-19, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có quy định giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với hầu hết các mặt hàng đang chịu thuế suất 10% xuống còn 8%.
Tiếp tục tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19), đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.
Nhằm mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế, năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT năm 2022.
Việc giảm thuế GTGT đã góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế khi xác định hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế.
Quy định loại trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 tăng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành thu của cơ quan thuế (nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khi xác định đối tượng không được giảm thuế cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan).
Do đó, năm 2023, Chính phủ đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
>>Ông Lê Quang Mạnh giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội
>>Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi
Thay mặt cơ quan thẩm tra Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Vân Chi cho biết, Chính phủ đề xuất giảm thuế GTGT đối với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định của Luật Thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2023.
Cụ thể, áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh, bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.
So với Nghị quyết số 43/2022/QH15, Dự thảo của Chính phủ đã mở rộng phạm vi giảm thuế GTGT 2% để áp dụng cả đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và các lĩnh vực khác như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, khai khoáng, viễn thông, công nghệ thông tin…
Tuy nhiên, hồ sơ trình của Chính phủ không giải trình rõ lý do đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng đối với một số ngành, lĩnh vực lớn. Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện giảm thuế GTGT năm 2022 cũng chỉ đề cập đến một số lý do vướng mắc về kỹ thuật như cách xác định hàng hoá, thời điểm lập hoá đơn, mô tả hàng hoá… trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. Về cơ bản, các vướng mắc này cũng đã được xử lý trong quá trình thực hiện.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Vân Chi, trong hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 vào đầu năm 2022 khi ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, Quốc hội đã cân nhắc và loại trừ một số lĩnh vực không thật sự cần thiết ra khỏi diện áp dụng giảm thuế GTGT.
Vào thời điểm hiện nay, dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2023 sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban TCNS không đồng tình với việc mở rộng phạm vi áp dụng và đề nghị chỉ nên tiếp tục giảm thuế GTGT với phạm vi như đã thực hiện trong năm 2022 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành việc mở rộng phạm vi để áp dụng đối với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% như đề nghị của Chính phủ để kích cầu tiêu dùng, góp phần giảm lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đóng góp ý kiến vào phạm vi điều chỉnh giảm thuế GTGT, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc đề xuất tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế GTGT, việc đề xuất giảm thuế được này từ 10% xuống còn 8% là cần thiết.
Đóng góp vào nội phạm vi điều chỉnh thuế GTGT theo đề xuất của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu quan điểm, từ đầu năm 2023, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đã áp dụng mức thuế 10% theo quy định của Luật Thuế GTGT.
“Việc đề xuất giảm thuế GTGT vào thời điểm tháng 5/2023 là tương đối muộn, làm cho giải pháp giảm thuế suất thuế GTGT không được thực hiện một cách liên tục nên chính sách không thật sự phát huy tác dụng đối với khu vực doanh nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.
Có thể bạn quan tâm
Quốc hội thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)
01:39, 23/05/2023
Ông Lê Quang Mạnh giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội
17:07, 22/05/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Không tạo kẽ hở cho lợi ích nhóm trong xây dựng Luật
13:19, 22/05/2023
Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi
10:05, 22/05/2023