Ngày 2/6, Quốc hội họp về Luật Công an nhân dân
Ngày 2/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
>>Ngày 1/6, Quốc hội họp về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank
Trước đó, thảo luận tại tổ về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết về cơ bản hồ sơ Luật và điều kiện đảm bảo tương đối rõ, tuy nhiên đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ tính cấp thiết của Luật này cho thuyết phục.
Về quy định thời hạn để xét thăng cấp bậc hàm Đại tá lên Thiếu tướng (khoản 1 Điều 1), Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, quy định sĩ quan CAND được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác.
Trường hợp không đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định. Quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ băn khoăn quy định như vậy có mở quá không, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ căn cứ vào pháp luật nào quy định “trường hợp không đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định”.
Liên quan quy định tiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ thành tích đặc biệt xuất sắc này tương đương mức nào của các loại huân chương, phân biệt như thế nào. Đề nghị các đại biểu Quốc hội hiến kế để thiết kế điều này cho cụ thể hơn.
Băn khoăn quy định về cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá đối với Trưởng Công an thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Trung đoàn trưởng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, để đảm bảo tính tương thích, đề nghị quy định cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá đối với Trung đoàn trưởng. Đồng thời bày tỏ băn khoăn có nhất thiết quy định cấp bậc Đại tá đối với Trung đoàn trưởng hay không?
Về hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, qua báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, tăng chung 2 tuổi đối với từng nhóm cấp bậc, quy định như vậy tương thích với Luật.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, có ý kiến đề xuất việc nâng hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với nữ Thượng tá lên 3 tuổi, nữ Đại tá lên 5 tuổi, đề nghị cần đánh giá tác động về bình đẳng giới và về quy hoạch cán bộ có hợp lý hay không.
>>Quốc hội đề xuất giảm thuế VAT tới 4% để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
>>Ngày 31/5, Quốc hội họp về phát triển kinh tế - xã hội
Phát biểu tại phiên thảo luận, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng (Quảng Ninh) cho biết, hiện dự án Luật này đang vướng mắc trong vấn đề phong hàm ở một số cấp bậc như cấp tướng và một số trường hợp đặc biệt, đề nghị trong quá trình sửa đổi cần làm rõ “thế nào là trường hợp đặc biệt”, nhất là Nghị quyết 12-NQ/TW của Trung ương về đẩy mạnh lực lượng công an nhân dân trong tình hình mới để xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời cần lý giải yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ chính trị để có lực lượng công an đủ phẩm chất, năng lực, uy tín. Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, Ban soạn thảo viết như vậy sẽ thuyết phục hơn.
Về quy định thời hạn để xét thăng cấp bậc hàm Đại tá lên Thiếu tướng (khoản 1 Điều 1), đại biểu Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, quy định thời hạn thông thường thăng cấp bậc hàm là 4 năm, trong những trường hợp đặc biệt nghĩa là có thành tích xuất sắc thì được phong hàm trước hạn. Đề nghị chỉ nên phong hàm trước thời hạn đối với những người tiếp tục công việc chứ không phải nghỉ hưu, đề nghị Ban soạn thảo cần thống nhất nội dung này. Đối với trường hợp đặc biệt, đề nghị chỉ phong hàm trước thời hạn 1 năm để đảm bảo công bằng, đồng thời phải đánh giá quá trình công tác đủ thời gian ít nhất 3 năm thì mới tính đến việc phong hàm.
Về quy định tiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn (khoản 2 Điều 1), đại biểu Nguyễn Xuân Thắng đề nghị làm rõ thành tích thế nào là đặc biệt, cần được cụ thể hóa trong dự án Luật này.
Liên quan bổ sung quy định cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng (điểm a khoản 3 Điều 1), đại biểu Nguyễn Xuân Thắng ủng hộ việc Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh giữ cấp bậc hàm Thượng tướng.
Về cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá đối với Trưởng Công an thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Trung đoàn trưởng (điểm c khoản 3 Điều 1), đại biểu Nguyễn Xuân Thắng nhất trí quy định cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá đối với chức vụ Trưởng Công an thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, bởi thực tế đã thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập 3 quận. Nhưng đối với các đơn vị khác, đề nghị cần lí giải cụ thể hơn để rõ hơn về tiêu chí.
Liên quan đến quy định kéo dài tuổi phục vụ, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng đề nghị áp dụng thống nhất theo Luật Lao động để đảm bao công bằng. Về quy định kéo dài thời hạn công tác sau nghỉ hưu, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Ban soạn thảo nên tham chiếu thêm Quy định 50 mà Ban Tổ chức Trung ương ban hành đối với các đối tượng có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giảng viên cao cấp…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 2/6, Quốc hội họp về Luật Công an nhân dân
20:36, 01/06/2023
Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt thuốc lá điện tử tại Việt Nam
14:03, 01/06/2023
Ngày 1/6, Quốc hội họp về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank
03:00, 01/06/2023
Quốc hội đề xuất giảm thuế VAT tới 4% để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
13:03, 31/05/2023