Đại biểu Quốc hội: Nhà ở xã hội chỉ nên cho thuê, không mua bán
Nếu quy định nhà ở xã hội chỉ dành cho thuê thì sẽ không xảy ra tình trạng người có thu nhập cao tranh mua, thuê nhà ở xã hội với người có thu nhập thấp, không tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.
>>Ngày 19/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), ngày 19/6.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiển, chính sách về nhà ở xã hội cần hướng tới các mục tiêu rõ ràng và khả thi hơn, cụ thể cần tập trung vào mục tiêu cốt yếu của phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu có nơi ở phù hợp cho người dân, không phải là đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở.
“Với định hướng đó, nhà ở xã hội phải được điều chỉnh theo hướng tăng nhà ở cho thuê, nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước được phân chia phù hợp cho cả ba bên chủ đầu tư, cơ quan quản lý vận hành và người dân”, đại biểu Nguyễn Văn Hiển nói.
Đồng thời, cần tách bạch giữa chính sách phát triển nhà ở xã hội với chính sách quản lý vận hành xã hội, giữa đầu tư nhà giá rẻ để bán, để thuê mua với đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê, giữa đầu tư và vận hành nhà ở xã hội.
Trong đó, Nhà nước sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến nhà ở xã hội cho thuê, tạo cơ sở pháp lý cho việc bố trí các nguồn vốn hỗ trợ phù hợp, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách, cũng như thiết lập các tổ chức chuyên biệt quản lý và vận hành nhà ở xã hội.
>>Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Quan ngại việc chồng lấn quy định về bố trí tái định cư
>>Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Vẫn tồn tại xung đột, chồng chéo pháp luật
Chính sách của Nhà nước cần đặt mục tiêu, lộ trình rất cụ thể để có một số lượng nhà ở xã hội đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, nên sửa đổi lại khái niệm về nhà ở xã hội trong dự thảo luật. “Như nhà ở xã hội chỉ áp dụng hình thức cho thuê, không phải quy định là hình thức mua, cho thuê mua”, đại biểu Nguyễn Văn Hiển bày tỏ.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển cho rằng, nếu quy định nhà ở xã hội chỉ dành cho thuê như kinh nghiệm của các nước sẽ không xảy ra tình trạng người có thu nhập cao tranh mua, thuê nhà ở xã hội với người có thu nhập thấp, không tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.
Do đó, nếu có quy định tách riêng về nhà giá rẻ với nhà ở xã hội sẽ hợp lý, vì nhà giá rẻ có thể mua và cho thuê và bản chất là nhà thương mại, quan hệ xã hội thì chỉ nên để cho thuê. Có như vậy thì người dân, nhất là người có thu nhập thấp ở đô thị mới có hy vọng được tiếp cận, nhở xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Quan ngại việc chồng lấn quy định về bố trí tái định cư
04:30, 19/06/2023
Ngày 19/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
21:32, 18/06/2023
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Vẫn tồn tại xung đột, chồng chéo pháp luật
04:00, 05/06/2023
Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)
00:06, 05/06/2023
Còn nhiều băn khoăn về Dự thảo Luật Nhà ở và Kinh doanh Bất động sản
15:53, 12/05/2023