Lo ngại “chảy máu” khoáng sản tại Phú Yên - Bài 2: Sẽ xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm

Bài và Ảnh: DUY LONG - TÁM VINH 05/08/2023 00:15

UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị chức năng xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm trong quá trình khai thác cát thuộc danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

>>Giải pháp nào chống "cát tặc" ở Tây Nguyên?

Chấn chỉnh hoạt động khai thác…

Liên quan đến những nội dung phản ánh của dư luận và báo chí về tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn, đặc biệt tại cuộc họp báo ngày 26/7/2023. Ngày 28/7/2023, UBND tỉnh Phú Yên chính thức ban hành văn bản số 3829/UBND-ĐTXD về việc kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường.

UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị chức năng xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm trong quá trình khai thác cát thuộc danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản để phục vụ các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước.

UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị chức năng xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm trong quá trình khai thác cát thuộc danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản để phục vụ các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, UBND tỉnh cho rằng, theo phản ánh của công dân, thông tin từ báo chí và kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý Nhà nước: “tại thời điểm kiểm tra đã phát hiện một số doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản ở các điểm mỏ VLXD thông thường thuộc Danh mục “không đấu giá” quyền khai thác khoáng sản để cung cấp VLXD phục vụ các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Không thực hiện đúng nội dung quy định, như: Có tình trạng vận chuyển cát ra khỏi tỉnh; thực hiện không đúng thời gian khai thác được quy định tại Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ; khai thác ngoài vị trí, vượt độ sâu, trữ lượng được cấp phép; không lắp đặt trạm cân hoạc có nhưng cân không hoạt động; sử dụng thiết bị, công nghệ khai thác (bơm hút cát) không đúng theo dự án được duyệt”.

Do đó, để chấn chỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp những hành vi vi phạm nêu trên, UBND tỉnh yêu cầu: Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động khoánh sản. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra xử lý, giám sát hoạt động khoáng sản, nhất là các mỏ thuộc Danh mục “không đấu giá” quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện đúng mục tiêu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.

Ngày 28/7/2023, UBND tỉnh Phú Yên chính thức ban hành văn bản số 3829/UBND-ĐTXD về việc kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường

Ngày 28/7/2023, UBND tỉnh Phú Yên chính thức ban hành văn bản số 3829/UBND-ĐTXD về việc kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường.

Đồng thời, UBND tỉnh giao sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường kiểm tra, theo thẩm quyền xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi vi phạm; tham mưu thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp có nhiều vi phạm trong cùng thời điểm hoặc vi phạm nhiều lần theo quy định. Đặc biệt, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp phép khoáng sản “lưu ý các điều kiện ràng buộc không để các tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm được tiếp tục tham gia trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật”. Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 5/8/2023.

>>Lo ngại “chảy máu” tài nguyên khoáng sản tại Phú Yên?

… và sẽ thu hồi giấy phép…?

Đáng chú ý, trước đó, năm 2021, UBND tỉnh Phú Yên đã từng ra văn bản chỉ đạo các cơ quan ban ngành về việc chấn chỉnh hành vi khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, tình trạng khai thác phép trên địa bàn vẫn liên tiếp xảy ra, thậm chí khai thác trái phép diễn ra trên diện rộng bao gồm cả ngày lẫn đêm; vận chuyển cát ra khỏi tỉnh trong khi giấy phép khai thác chỉ được vận chuyển và tiêu thụ trong tỉnh.

Chưa dừng lại ở đó, khi người dân tố cáo hành vi vi phạm của các chủ mỏ, thì lập tức xuất hiện lực lượng bảo kê đến tìm kiếm, gọi điện đe doạ khiến người dân vô cùng lo lắng.

năm 2021, UBND tỉnh Phú Yên đã từng ra văn bản chỉ đạo các cơ quan ban ngành về việc chấn chỉnh hành vi khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Năm 2021, UBND tỉnh Phú Yên đã từng ra văn bản chỉ đạo các cơ quan ban ngành về việc chấn chỉnh hành vi khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Liên quan tới các quy định tại các mỏ cát không thông qua đấu giá, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đặng Ngọc Anh - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, khẳng định: Theo quy định, các mỏ cát được giao không thông qua đấu giá thì chỉ được phép tiêu thụ trong tỉnh, phục vụ cho các dự án trọng điểm địa phương, công trình Nhà nước. Do đó, nếu chủ mỏ khai thác trái phép (ngoài mốc giao), khai thác vượt trữ lượng cho phép và vận chuyển cát ra khỏi tỉnh là vi phạm quy định. Và hành vi này nếu phát hiện sẽ bị xử phạt và sau đó là thu hồi giấy phép khai thác.

Tương tự, chia sẻ với báo chí và các sở ban ngành về tình trạng dư luận phản ánh về tình trạng khai thác cát trái phép, ông Lê Tấn Hổ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên nhấn mạnh: Các sở ngành liên quan cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý. Theo quy định, mỏ cát chỉ được cấp 10.000m3/năm, nếu chia ra thì được mấy xe trên ngày?  Dư luận phản ánh là nhiều xe, rồi doanh nghiệp chở cát ra khỏi tỉnh thì ai kiểm tra, giám sát? Trạm cân, camera ra sao, có gian lận không?...

"Đây chính là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Việc dư luận và báo chí phản ánh là hoàn toàn đúng, cho nên nếu chúng ta không có giải pháp để chấn chỉnh và kiểm soát thì các đơn vị sẽ còn bị kiểm điểm dài dài", ông Hổ nói.

Hình ảnh các mỏ cát khai thác vào ban đêm, trong khi giấy phép chỉ cho phép khai thức từ 7h-17h.

Hình ảnh các mỏ cát khai thác vào ban đêm, trong khi giấy phép chỉ cho phép khai thức từ 7h-17h.

Đánh giá về tình trạng khai thác trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong suốt thời gian qua, ông Nguyễn Thành Quang – nguyên Uỷ viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho rằng: Tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên là có thật. Bởi, ông và những cán bộ hưu trí đã nhiều lần đi thực tế và phát hiện một số mỏ cát, đá khai thác triền miên cả ngày lẫn đêm, dùng máy múc sai với đăng ký ban đầu (trong giấy phép), thậm chí dùng máy bơm để hút cho nhanh, sau đó cho xe chở ra ngoài địa bàn tỉnh để tiêu thụ (Khánh Hoà), trong khi giấy phép chỉ cho tiêu thụ, vận chuyển trong địa bàn tỉnh, thế nhưng lại không có cơ quan chức năng nào can thiệp, là hết sức bất cập.

"Nghịch lý hơn, nhiều nhà thầu đang thi công các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh thì than thiếu VLXD, và giá bán cao hơn so với các tỉnh lận cận, nhưng lại có cát chuyển sang tỉnh bạn rồi bán rẻ hơn trong tỉnh là điều hết sức vô lý", ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, tình trạng bơm, hút cát tràn lan đang gây ra nhiều hệ luỵ, bởi thực tế khu vực kè ở phường 6 đã bị sạt lở và Nhà nước đang phải đầu tư cả hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa.

"Vậy ai làm, ai phá? Có ai bao che hay không, có lợi ích nhóm không? Vấn đề này các cơ quan chức năng cần phải xác minh, làm rõ để trả lời cho cử tri được biết", ông Quang đề nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Kiên quyết với “cát tặc”

    00:06, 04/07/2023

  • Giải pháp nào chống "cát tặc" ở Tây Nguyên?

    08:00, 03/07/2023

  • "Cát tặc" lộng hành trên sông La Ngà tỉnh Bình Thuận

    00:54, 29/09/2022

  • Cát tặc lộng hành trên sông Sài Gòn

    01:03, 13/08/2022

  • "Cát tặc" sông La

    00:30, 25/03/2022

Bài và Ảnh: DUY LONG - TÁM VINH