Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao: Ưu tiên sử dụng trọng tài trong tranh chấp thương mại
Tăng cường sử dụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp thương mại là ưu tiên của tòa án. Trên thực tế, tòa án đã làm việc cùng tập thể lãnh đạo VIAC thống nhất hoạt động này.
>>Cử tri và nhân dân có quyền được biết tiến độ thực hiện các lời hứa trước Quốc hội
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trao đổi với đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) về việc giảm tải trong công tác hiện nay của toà án, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV, ngày 7/11.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho biết, hiện nay các nước trên thế giới bên cạnh xét xử của toà án thì việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải và trọng tài thương mại là một phương pháp rất quan trọng để cộng tác và giảm tải cho công tác của các toà án.
Trong các giao dịch xuyên biên giới hiện nay, có trên 90% các tranh chấp xuyên biên giới về kinh tế được giải quyết không qua toà án mà bằng hòa giải trọng tài.
“Tôi được biết Chánh án Tòa án nhân dân tối cao rất quan tâm đến công tác này. Vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử Chánh án Tòa án dân tối cao đã có cuộc gặp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) để bàn về những biện pháp tăng cường sự ủng hộ và thúc đẩy phương thức trọng tài trong nền kinh tế nước ta để tham gia giải quyết các tranh chấp về kinh tế, đặc biệt là tranh chấp về kinh tế xuyên biên giới”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đã có những chỉ đạo rất cụ thể và cũng rất quyết liệt trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới các biện pháp này sẽ được triển khai và coi đây như một biện pháp rất cơ bản để giảm tải công tác của tòa án, bên cạnh việc nâng cao năng lực của tòa án, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao công nghệ của tòa án.
>>Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm thực hiện tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW
>>Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Thể chế tốt thì "khai thông" các nguồn lực và giúp “tiền đẻ ra tiền”
Có thể nói trong thời gian qua ngành tòa án đã có những nỗ lực rất lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc phát triển các phương thức giải quyết thay thế sẽ là một phương thức đồng hành với phương thức của tòa án trong một nền kinh tế thị trường.
“Chúng tôi đề nghị bổ sung nội dung này vào trong giải pháp sắp tới của ngành tòa án, đặc biệt là bổ sung vào trong báo cáo công tác của tòa án trước Quốc hội hàng năm”, đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.
Điều này không chỉ giảm áp lực cho ngành tòa án, nâng cao chất lượng xét xử của tòa án mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới.
Trao đổi với đại biểu Vũ Tiến Lộc về vấn đề hòa giải thương mại, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, về tăng cường các biện pháp thay thế tòa án, chúng ta đã thông qua Luật Hòa giải ngoài tòa án, hiện đang phát huy tác dụng tốt, tỷ lệ hòa giải thành theo luật rất cao, giảm tải cho tòa án.
“Một kênh đại biểu nêu là tăng cường sử dụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp thương mại, đây cũng là ưu tiên của tòa án, trên thực tế tòa án đã làm việc cùng tập thể lãnh đạo Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thống nhất về kế hoạch tăng cường hoạt động này”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình bày tỏ.
Đồng tình với đề xuất của đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, ngành Tòa án sẽ tiếp thu và thực hiện việc đưa nội dung này vào báo cáo của Chánh án hàng năm trình Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Cử tri và nhân dân có quyền được biết tiến độ thực hiện các lời hứa trước Quốc hội
11:04, 06/11/2023
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm thực hiện tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW
13:09, 01/11/2023
Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Thể chế tốt thì "khai thông" các nguồn lực và giúp “tiền đẻ ra tiền”
11:40, 01/11/2023
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Quốc hội
15:28, 25/10/2023