Gia Lai: Gian nan ngăn chặn khai thác cát trái phép
Kon Tum và Gia Lai đã tăng cường các giải pháp bảo vệ khoáng sản giáp ranh, nhất là khoáng sản nạo vét tận thu. Tuy nhiên khai thác cát trái phép vẫn diễn ra, không một ai bị xử lý.
>>Tăng cường quản lý tài nguyên than, khoáng sản, đất đai, môi trường
Lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của cán bộ chuyên môn, địa phương, các đối tượng đưa tàu hút cát xa bờ. Sau khi tàu hút đầy, cát sẽ được bơm trực tiếp hoặc dùng máy xúc đưa lên các loại xe ben chuyên chở lớn để đưa ra thị trường tiêu thụ. Mặc dù việc này diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng đến giờ chưa ai bị xử lý việc khai thác cát lậu này.
Theo quy định, khoáng sản nạo vét phải được tập kết một chỗ, sau khi đủ định lượng cơ quan chức năng sẽ tiến hành đấu giá, cho lưu thông trên thị trường. Trên thực tế, tại khu vực nhiều đơn vị khai thác cát và 1 điểm tập kết hợp pháp và 3 đơn vị nạo vét lòng hồ.
Tất cả khoáng sản nạo vét lòng hồ phải được tập kết tại một địa điểm để đấu giá trước khi đưa vào thị trường. Tuy nhiên, khi màn đêm buông xuống, các xe chở cát ba chân, bốn chân vào ăn hàng tấp nập khiến sôi động cả một khu vực lòng hồ. Cát được tàu hút lên, khi vào bờ sẽ được chuyển thẳng đến các xe vận tải hạng nặng chờ sẵn thay vì phải đưa vào điểm tập kết như quy định.
Các xe chở cát chủ yếu đi vào các bãi cát được quay kín của các đầu nậu quanh thị trấn Ia Ly, và một vài điểm bán vật liệu xây dựng khác.
Theo tìm hiểu, hút tận thu cát trên lòng hồ Ia Ly chưa được Gia Lai cấp phép. Chỉ có một doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát ở Kon Tum mượn đường thuỷ đi về bãi tập kết gần thị trấn Ia Ly. Từ đây hoạt động khai thác cát dần như mất kiểm soát.
Theo ông Lê Xuân Dũng – Trưởng phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Chư Păh cho biết thì tại thời điểm kiểm tra thì chưa có phát hiện. Việc khai thác ở đây nó có những khó khăn nhất định, các đối tượng khai thác họ đã lường hết các tình huống nên bắt được quả tang là việc rất khó khăn.
Trái ngược với câu trả lời trên, người dân cho biết việc khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép này đã diễn ra trong một thời gian dài, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cả đại công trường này đã qua mặt được lực lượng chức năng. Mặc dù, địa điểm này các UBND thị trấn Ia ly không xa, khoảng hơn 2km.
>>Xử lý nghiêm nhà thầu lợi dụng cơ chế đặc thù để khai thác khoáng sản
“Ngày nó không hút, mà vào ban đêm nó mới hút. Ngày nào cũng vậy, nhưng không một cơ quan, cá nhân nào phát hiện xử lý,” một người dân ở thị trấn Ia Ly huyện Chư Păh cho biết.
Người dân còn cho biết thêm, những chiếc xe chở cát đi rất ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho người dân ở thị trấn.
Còn theo ông Nay Kiên – Chủ tịch UBND huyện Chư Păh phải khẳng định ở đây chưa có giấy phép khai thác cát nào hết. Chính vì vậy huyện đã giao cho cơ quan chức năng quản lý không cho cát đưa ra thị trường trái phép.
Điều đáng nói, địa điểm khai thác cát trái phép diễn ra trên lòng hồ thủy điện Ialy, nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Hiện nay nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên cát tặc đang lộng hành, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, an ninh trật tự và những hệ luỵ khác.
Vụ việc cũng làm dấy lên hoài nghi của dư luận địa phương về việc bảo kê, dung túng cho hành vi sai phạm, rút ruột tài nguyên quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Tăng cường quản lý tài nguyên than, khoáng sản, đất đai, môi trường
22:56, 15/11/2023
Xử lý nghiêm nhà thầu lợi dụng cơ chế đặc thù để khai thác khoáng sản
05:30, 05/11/2023
Phú Yên tiếp tục chỉ đạo nóng về quản lý khoáng sản
11:00, 20/10/2023
Vì sao Nghệ An liên tục kiểm tra các mỏ khai thác khoáng sản?
03:20, 25/10/2023
Hải Dương: Đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản
11:00, 25/09/2023