Điều gì đang làm thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu?
Tác động của Fintech với thị trường tài chính cho thấy, các “ông lớn” công nghệ đã lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng truyền thống, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán, cho vay và quản lý tài sản.
Từ thời kỳ huy hoàng của đồng Đô la Mỹ
Vào năm 2017, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là Steven Mnuchin đã đưa ra 4 nghiên cứu lớn về hệ thống tài chính Mỹ nhằm: xem xét tính hiệu quả, khả năng phục hồi, đổi mới và các quy định. Những nghiên cứu này đã nêu bật sự thống trị của Mỹ trong cả bốn lĩnh vực như: Ngân hàng, thị trường vốn, quản lý tài sản và Fintech.
Bên cạnh đó, các báo cáo trong ngành cũng tuyên bố: Hệ thống ngân hàng của Mỹ là mạnh nhất,thị trường vốn được coi là lớn nhấtvà sôi động nhất trên thế giới. 9 trong số 10 nhà quản lý tài sản lớn nhất toàn cầu có trụ sở chính tại quốc gia này. Riêng trong lĩnh vực Fintech, các công ty củaMỹ chiếm gần một nửa trong tổng số 117 tỷ USD đầutư toàn cầu, tích lũy từ năm 2010 – 2017. Nền tảng cho sự thành công của hệ thống tài chính Mỹ là vai trò định giá tiền tệ, chi phối của đồng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ đã chiếm 88% trong giao dịch ngoại hối theo cặp vào năm 2019 và 59% nắm giữ ngoại hối chính thức vào năm 2020”.
Trong một nghiên cứu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, vai trò định giá này ảnh hưởng đến các chính sách tỷ giá hối đoái của nền kinh tế ở các thị trường mới nổi, vì việc phá giá đồng tiền của họ sẽ chỉ có tác động tích cực đến xuất khẩu, nhưng lại làm gia tăng sự thu hẹp nhập khẩu ở các quốc gia đó. Hơn nữa, nợ ở thị trường mới nổi chủ yếu được tính bằng đô la Mỹ, nên bất kỳ sự tăng giá nào của đồng tiền này sẽ gây ra sự suy giảm thanh khoản và tăng trưởng của thị trường mới nổi. Đây là lý do tại sao, các thị trường này lo ngại việc tăng lãi suất của Mỹ.
Đến sự leo thang của Fintech
Theo phân tích trên South China Morning Post của chuyên gia Andrew Sheng, Cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và các hợp đồng tương lai Hong Kong, đã có một số yếu tố kết hợp để tạo ra sự thay đổi gần đây với hệ thống tài chính toàn cầu như:
Thứ nhất, Fintech đã làm xói mòn sự thống trị của hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo của các tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFI) tiết lộ rằng, tính đến cuối năm 2019, họ chiếm 49,5% tài sản tài chính toàn cầu trị giá 404 nghìn tỷ USD, so với 38,5% của các ngân hàng.
Thứ hai, Fintech đã cho phép những người mới gia nhập vào lĩnh vực tài chính, bao gồm các nền tảng công nghệ lớn sử dụng dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng và điện toán đám mây để cung cấp tài chính thuận tiện, nhanh chóng và hướng đến khách hàng hơn.
Tác động của Fintech và số hóa đối với cấu trúc thị trường tài chính cho thấy, các ông lớn công nghệ đã lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng truyền thống như thế nào, đặc biệt là trong các dịch vụ thanh toán, cho vay và quản lý tài sản. Với sự tăng trưởng kết hợp của NBFI và công nghệ lớn, các cơ quan quản lý ngân hàng truyền thống nhận thấy, họ có ít điều chỉnh hơn trong hệ thống tài chính, mặc dù các Ngân hàng Trung ương vẫn chịu trách nhiệm về sự ổn định tài chính tổng thể.
Thứ ba, sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt là một “quả bom” lớn trong bối cảnh tài chính hiện nay. Và nếu chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như tiêu chuẩn công nghệ sụt giảm, lĩnh vực tài chính nên phản ứng như thế nào, khi Mỹ gây áp lực lên các công ty và cá nhân Trung Quốc, thông qua các lệnh trừng phạt. Từ đó, các tổ chức tài chính phải vật lộn để đối phó với sự dịch chuyển của các cột trụ mục tiêu.
Thứ tư, xu hướng quy định đối với "Dữ liệu tài chính mở”, trong đó, các ngân hàng mở cơ sở dữ liệu khách hàng, cho phép đối tác khác truy cập dữ liệu để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư của khách hàng và bảo mật dữ liệu.
Từ trước đến nay, chưa có quốc gia nào tìm ra cách quản lý cạnh tranh công bằng trong thế giới Fintech khi 5 “ông lớn” bao gồm: Amazon, Microsoft, Google, Alibaba và IBM thống trị 70% các dịch vụ cơ sở hạ tầng liên quan đến điện toán đám mây.
Thứ năm, sự phát triển của công nghệ blockchain, tiền điện tử và tiền tệ kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương hiện đang ngày càng đi vào hoạt động mạnh mẽ, thực hiện các khoản thanh toán và giao dịch ít phụ thuộc vào tiền tệ chính thức hơn và cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của quy định.
Thách thức về quản lý
Chính vì vậy, các cơ quan quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm về sự ổn định của hệ thống, nhưng lại không có quyền truy cập vào những gì đang diễn ra trong không gian blockchain. Đó được xem như là "một tai nạn đang chờ xảy ra".
“Tất cả những điều này cho thấy rằng, hệ thống tài chính toàn cầu đã phát triển nhanh và quá phức tạp để bất kỳ quốc gia nào có thể tự quản lý. Nếu các hệ thống tài chính lớn nhất bị cuốn vào sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt, thì rủi ro tai nạn tài chính có thể dễ dàng leo thang thành khủng hoảng”, Andrew Sheng lo ngại.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các quốc gia G20 đã cùng nhau để thực hiện một loạt các phản ứng chống khủng hoảng. Nhưng lần này, không có sự thống nhất, khi Mỹ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính, chống lại các đối thủ của mình.
Mặt khác, bong bóng trong định giá Fintech đã thúc đẩy thị trường chứng khoán và các khoản đầu tư vào công nghệ tăng cao, một phần do các Ngân hàng Trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ. Khi lạm phát tăng cao, các Ngân hàng Trung ương sẽ phải đảo ngược lập trường tiền tệ nới lỏng của mình, khiến hệ thống tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng căng thẳng. Hệ thống này có những vết nứt về cấu trúc và quy định, nhưng chúng chỉ có thể được khắc phục thông qua một số hiểu biết chính trị giữa những “gã khổng lồ”, nếu không sẽ mang lại một kết quả nhiều xáo trộn và rủi ro.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Crowdfundinsider, các công ty Fintech đang đi nhanh so với khu vực. Giai đoạn 2019-2020 là năm “vàng” với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và mảng Fintech nói riêng. Nhất là khi tổng vốn đầu tư vào Fintech Việt Nam tăng từ tỷ trọng 0,4% toàn khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, lên 36% trong năm nay.
Theo Dự thảo Nghị định đang được Ngân hàng Nhà nước xây dựng, các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech bao gồm: Thanh toán, Tín dụng, Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Hỗ trợ định danh khách hàng, Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, Các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…)
Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, NHNN sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp, bao gồm đồng thời hoặc 1 trong 3 yếu tố: về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm
Tương lai Fintech đang hình thành như thế nào tại Đông Nam Á?
05:00, 02/08/2021
CII “lấn sân” Fintech
16:07, 02/05/2021
Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh chương trình Thạc sĩ truyền thông số và Fintech
08:43, 08/05/2021
Nền tảng fintech MFast nhận đầu tư 1,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series A
04:05, 25/06/2021