Nhật Bản tìm đột phá với đồng Yên kỹ thuật số
Mặc dù vẫn khẳng định không có kế hoạch phát hành CBDC, nhưng động thái nghiên cứu chuyên sâu kết hợp với các tài sản kỹ thuật số cho thấy mối quan tâm của Nhật Bản đến Web 3.0 và Metaverse.
>>CBDC vào năm 2022: Gia tăng thử nghiệm và cạnh tranh
Gần đây, Nhật Bản đã khởi động nghiên cứu giai đoạn hai về tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). Điều này cho thấy các bước nghiêm túc đang được thực hiện đối với đồng Yên kỹ thuật số và làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Chính phủ Nhật Bản, khi tham gia sâu hơn vào nền kinh tế kỹ thuật số thời đại Web 3.0.
Nhật Bản đã khởi động nghiên cứu giai đoạn hai về tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC), cho thấy các bước nghiêm túc đang được thực hiện đối với đồng Yên kỹ thuật số. Theo đó, trong một báo cáo tháng trước tuyên bố bằng chứng về khái niệm trong nghiên cứu giai đoạn đầu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) lặp lại lập trường của mình rằng, họ “không có kế hoạch phát hành” CBDC. Nhưng lại khẳng định, để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống tài chính nói chung, BoJ coi việc chuẩn bị kỹ lưỡng là điều quan trọng, để ứng phó thích hợp với bất kỳ thay đổi nào trong tương lai.
Giai đoạn thứ hai trong nghiên cứu của BoJ là kiểm tra các tài sản kỹ thuật số kết hợp với một CBDC được đề xuất. CBDC đó sẽ cho phép khám phá sâu hơn và rộng hơn việc sử dụng tài sản kỹ thuật số ở Nhật Bản và có thể mở rộng thêm. Mối quan tâm của Chính phủ đối với Web 3.0 cũng được đan xen vào chính sách cải cách kinh tế - tài chính mới nhất, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng tài sản kỹ thuật số và blockchain ở Nhật Bản.
Giới chuyên gia đánh giá, dường như có một tên lửa đẩy đằng sau quyết tâm này. Khi BoJ thành lập Ủy ban liên lạc và điều phối CBDC vào tháng 3/2021, Ủy ban này bao gồm các cơ quan chính phủ như Bộ Tài chính và Cơ quan Dịch vụ Tài chính, cũng như các tổ chức tư nhân bao gồm Hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản, xây dựng trên một báo cáo của Chính phủ vào tháng 7/2020.
Khu vực tư nhân của Nhật Bản cũng quan tâm đến đồng Yên kỹ thuật số. Trong đó có một tổ hợp gồm hơn 60 công ty do các tập đoàn tài chính của Mitsubishi UFJ, Mizuho và Sumitomo Mitsui đứng đầu, đã thành lập một Diễn đàn tiền kỹ thuật số để bắt đầu thử nghiệm, với hy vọng ra mắt loại tiền kỹ thuật số dựa trên đồng Yên, dự kiến được gọi là DCJPY vào cuối năm nay.
>>Các quốc gia tích cực tham gia vào “cuộc đua” CBDC
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, thanh toán kỹ thuật số ở Nhật Bản đã phát triển ổn định trong thập kỷ qua, với việc thanh toán không dùng tiền mặt vào năm ngoái đã tăng lên chiếm 32,5% tổng các khoản thanh toán. Tỷ lệ này là 27,7% đối với thẻ tín dụng, 0,92% đối với thẻ ghi nợ, 2% đối với tiền điện tử và 1,8% đối với thanh toán bằng mã code. Nhưng thanh toán không dùng tiền mặt ở Nhật Bản vẫn là thấp so với các nước như Mỹ và Trung Quốc.
Sự phổ biến của tiền mặt ở Nhật Bản chủ yếu được thúc đẩy bởi thái độ, văn hóa và nhận thức của người tiêu dùng. Nhiều người vẫn không hoàn toàn tin tưởng ngay cả khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một số khác thì thích tiền mặt hơn vì sợ bội chi do sự dễ dàng của các khoản thanh toán kỹ thuật số. Chưa kể đến việc nhiều người đã nêu lên những lo ngại về bảo mật xung quanh dữ liệu cá nhân, như một rào cản lớn.
Hơn nữa, mức độ thâm nhập điện thoại thông minh của Nhật Bản rất khác nhau giữa các nhóm tuổi, chỉ 64% những người từ 65 tuổi trở lên sở hữu điện thoại thông minh. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì nhân khẩu học này chiếm 29% dân số ở một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới. Tỷ lệ thâm nhập tương đối thấp này cũng góp phần vào việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số chậm chạp của Nhật Bản.
Chính phủ đã cố gắng thúc đẩy việc áp dụng tài sản kỹ thuật số bằng việc công bố trợ cấp phí bán hàng cho các nhà cung cấp thanh toán kỹ thuật số vào năm 2019. Đến năm 2025, Nhật Bản muốn 40% tất cả các khoản thanh toán trên toàn quốc là không dùng tiền mặt.
Động lực của những sáng kiến này và hiệu ứng từ đại dịch Covid-19 đã khiến công chúng nhận thức rõ hơn về lợi ích của thanh toán kỹ thuật số. Tuy nhiên, phí và việc thực hiện vẫn còn nhiều thách thức. Do đó, đồng Yên kỹ thuật số được xem như cánh tay nối dài, giúp thúc đẩy việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số bằng cách cung cấp giải pháp có thể truy cập rộng rãi và miễn phí cho người bán cũng như người dùng cuối.
Ngoài ra, Web 3.0 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự quan tâm của Chính phủ và xã hội đối với thanh toán không dùng tiền mặt. Khai thác thanh toán kỹ thuật số như một bệ phóng để thâm nhập vào vũ trụ Web 3.0 sẽ cho phép Nhật Bản vượt qua các hệ thống dựa trên thẻ, tạo ra bước nhảy vọt vào tương lai kỹ thuật số.
Có thể thấy, việc thăm dò thận trọng của Nhật Bản đối với CBDC thể hiện sự quan tâm của Chính phủ không chỉ trong việc thiết lập một loại tiền kỹ thuật số, mà còn trong nền kinh tế Web 3.0 và các tài sản kỹ thuật số nói chung.
Sử dụng CBDC để thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số trong xã hội nặng về tiền mặt của Nhật Bản có thể cho phép chuyển đổi suôn sẻ hơn, với các tài sản kỹ thuật số như CBDC giúp dễ dàng thực hiện thanh toán trực tuyến cả trong Metaverse, cho NFT và hơn thế nữa...
Vì thế, cách Nhật Bản tiếp tục phát triển động lực của khu vực công và tư nhân trong phát triển CBDC và tài sản kỹ thuật số được xem như một bước đột phá lớn.
Có thể bạn quan tâm
CBDC vào năm 2022: Gia tăng thử nghiệm và cạnh tranh
16:00, 11/01/2022
Toàn cảnh các dự án CBDC tại Châu Á
11:30, 21/11/2021
Các quốc gia tích cực tham gia vào “cuộc đua” CBDC
01:02, 01/11/2021
Các quốc gia cân nhắc chuyển dịch và đổi mới thanh toán kỹ thuật số
04:50, 26/03/2022
VBF 2022: Việt Nam cần thúc đẩy các quy trình kỹ thuật số hiệu quả
00:00, 23/02/2022