Giấy phép bắt buộc đối với stablecoin liệu có khả thi?

DIỄM NGỌC 11/08/2023 05:00

Hội đồng ổn định tài chính (FSB) bắt đầu đưa ra định nghĩa về “stablecoin toàn cầu”, đóng vai trò là phương tiện thanh toán và lưu trữ, đồng thời có khả năng áp dụng trên nhiều khu vực pháp lý.

>>Rủi ro từ stablecoin được cảnh báo gia tăng

Vào giữa tháng 7 vừa qua, FSB đã đề xuất một khung pháp lý toàn cầu cho tiền điện tử, được chia thành hai nhóm khuyến nghị. Một trong số đó là các đề xuất để điều chỉnh tiền điện tử nói chung.

Vì stablecoin toàn cầu ó khả năng có tác động lớn đến nền kinh tế, nên bất kỳ cơ quan quản lý quốc gia nào cũng nên thắt chặt quy định nó trong lĩnh vực tiền điện tử

Vì stablecoin toàn cầu có khả năng có tác động lớn đến nền kinh tế, nên bất kỳ cơ quan quản lý quốc gia nào cũng nên thắt chặt quy định  trong lĩnh vực tiền điện tử

Hội đồng đã đề xuất tuân theo nguyên tắc “cùng hoạt động, cùng rủi ro, cùng quy định” và bắt buộc các nền tảng tiền điện tử phải tuân thủ một số quy tắc cơ bản, đã được thảo luận như: Tách biệt tài sản kỹ thuật số của khách hàng khỏi quỹ riêng của họ và các chức năng riêng biệt. Đồng thời lưu ý các quy định sẽ không có hiệu lực, cho đến khi các cơ quan chức năng ở nhiều khu vực pháp lý có thể hợp tác với nhau.

Riêng các đề xuất cho “Quy định và Giám sát các Thỏa thuận Stablecoin toàn cầu” thì khắt khe hơn. Cụ thể, FSB bắt đầu với định nghĩa về “stablecoin toàn cầu” (GSC) - một loại tiền đóng vai trò là phương tiện thanh toán và lưu trữ, đồng thời có khả năng được áp dụng trên nhiều khu vực pháp lý. Vì GSC có khả năng có tác động lớn đến nền kinh tế, nên bất kỳ cơ quan quản lý quốc gia nào cũng nên thắt chặt quy định nó trong lĩnh vực tiền điện tử.

“Để thực hiện cách kiểm soát, chính quyền địa phương nên yêu cầu các nhà cung cấp GSC một khuôn khổ quản trị, bao gồm một cơ quan quản lý đối với một hoặc nhiều pháp nhân có trách nhiệm và có thể xác định được cụ thể. Điều này có nghĩa là sổ cái hoàn toàn không được đặt ra những thách thức về trách nhiệm giải trình. Các nhà chức trách nên đảm bảo họ cũng kiểm soát được những thứ đó.

Cùng với đó, các tổ chức phát hành GSC cần lưu ý tuân thủ quy tắc về quản lý rủi ro và các yêu cầu Chống rửa tiền/Chống tài trợ khủng bố. Quy tắc được đưa ra vào năm 2019, nhằm nhắm mục tiêu đến tính ẩn danh của các giao dịch tiền điện tử bất hợp pháp. Theo quy tắc, các nhà cung cấp tài sản ảo phải thu thập và cung cấp thông tin chính xác về người gửi và người nhận tiền điện tử trong hoặc trước giao dịch”, FSB cho biết.

Tháng 6/2023, cơ quan chống rửa tiền quốc tế đã công bố: "Hơn một nửa các quốc gia thuộc Liên Hợp Quốc không có hành động nào để thực hiện quy tắc”. Do đó, các nhà cung cấp stablecoin sẽ phải triển khai các hệ thống quản lý dữ liệu ghi lại và bảo vệ dữ liệu và thông tin liên quan.

>>Coinbase kêu gọi người dân ủng hộ Đạo luật mới về tiền điện tử tại Hoa Kỳ

Ngoài ra, FSB bổ sung rằng, tất cả các yêu cầu về quyền riêng tư dữ liệu hiện hành cũng phải được tôn trọng theo các khu vực pháp lý địa phương. Đối với các tài sản dự trữ hỗ trợ giá trị của stablecoin, họ nên loại trừ các tài sản “đầu cơ và dễ bay hơi” khi không có đủ bằng chứng và dữ liệu lịch sử về chất lượng cũng như tính thanh khoản. Giá trị thị trường của tài sản dự trữ phải đáp ứng hoặc vượt quá số lượng stablecoin đang lưu hành tại mọi thời điểm.

Trao đổi với Cointelegraph, Giám đốc chiến lược tại công ty tiền điện tử The Tie - ông Sacha Ghebali cho biết, việc phải đăng ký với các khu vực pháp lý khác nhau có các quy tắc, yêu cầu báo cáo và kiểm soát khác nhau có thể sẽ làm phức tạp mọi thứ và dẫn đến những thách thức lớn hơn trên thị trường tiền điện tử. Như vậy, các biện pháp có thể dẫn đến một hệ thống kém hiệu quả hơn, nơi các stablecoin được trao đổi trên thị trường thứ cấp tài chính phi tập trung.

Tương tự, ông Eugen Kuzin, Giám đốc tiếp thị của hệ sinh thái thanh toán tiền điện tử CoinsPaid cũng coi nhu cầu cấp phép là một “nghĩa vụ phức tạp” có thể khó thực hiện. Ông giải thích rằng, các nhà phát hành stablecoin sẽ chỉ đơn giản là tham gia vào hoạt động kinh doanh chênh lệch giá theo quy định.

“Việc tích hợp có chọn lọc như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng stablecoin vì người dùng ở các quốc gia có quy tắc thuận lợi hơn sẽ có quyền truy cập vào nhiều stablecoin so với các quốc gia khác.

Cơ hội cho loại chênh lệch giá này sẽ không tồn tại lâu, nếu khuyến nghị của FSB về việc tích hợp đầy đủ các quy định xuyên biên giới vào một thời điểm nào đó trở thành hiện thực. Nhưng liệu Hội đồng ổn định tài chính có đủ quyền lực để đạt được điều đó? Mặc dù FSB không phải là một cơ quan quản lý, nhưng ảnh hưởng của họ rất mạnh mẽ và các khuyến nghị từ FSB sẽ được các chính phủ và cơ quan quản lý các nước đánh giá cao”, ông nói.

Tuy nhiên, vị giám đốc tiếp thị CoinsPaid cũng bày tỏ tin tưởng, quy định do FSB đề xuất sẽ mang lại sự thay đổi có giá trị cho thị trường và mở ra cơ hội cho những người tham gia mới. Nó giúp người dùng thêm yên tâm, trong khi các tổ chức phát hành vốn đã duy trì mô hình kinh doanh dựa trên tiền pháp định có xu hướng tẩy chay các quy định này.

Có thể bạn quan tâm

  • Stablecoin CNY khó khả thi

    05:04, 15/07/2023

  • Sáng kiến mở đường cho CBDC liên kết với stablecoin

    05:00, 26/01/2023

  • Rủi ro từ stablecoin được cảnh báo gia tăng

    05:03, 14/01/2023

  • Điểm yếu của thị trường tiền điện tử: Stablecoin nhưng lại không “Stable”

    04:50, 14/05/2022

DIỄM NGỌC