TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Gói hỗ trợ COVID-19, cần chính sách thiết thực!

DIỄM NGỌC 27/03/2021 03:00

Để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước đã đưa ra nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Theo phân tích của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, chính sách tiền tệ - tín dụng chủ yếu gồm 5 giải pháp chính bao gồm: giảm lãi suất điều hành; hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hỗ trợ thanh khoản thị trường; cho các ngân hàng thương mại vay tái cấp vốn để có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi hơn; cho phép giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ; tăng cường các biện ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống tài chính.

Để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước đã đưa ra nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước đã đưa ra nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Chính sách tiền tệ tại mỗi quốc gia được nới lỏng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thể chế và mức độ thiệt hại do dịch gây ra. Tuy nhiên, dư địa của chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp vì lãi suất đã ở mức rất thấp và thường chỉ mang tính thời điểm, khẩn cấp.

Do đó, các nước tập trung nhiều hơn vào chính sách tài khóa, với các giải pháp chính như: đầu tư nghiên cứu, sản xuất vaccine và thiết bị y tế; trợ cấp người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc thất nghiệp; chia tiền mặt cho người dân thu nhập trung bình và thấp; cho vay lãi suất thấp hoặc bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV và doanh nghiệp kiệt quệ tài chính, khó khăn thanh khoản; giãn, hoãn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân; kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ xuất khẩu thông qua phiếu mua hàng, giảm giá du lịch và tăng cường bảo hiểm xuất khẩu. Các gói hỗ trợ tài khóa có quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do dịch gây ra.

Tại Việt Nam, đầu năm 2021, các Bộ, ngành cũng đã đề xuất tiếp tục đưa ra các gói hỗ trợ. Đối với gói tài khóa, ngày 18/2/2021, Bộ Tài chính công bố đề xuất gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất, quy mô 115 nghìn tỷ đồng với giá trị thực ước tính 1.557 tỷ đồng, tương đương 0,025% GDP năm 2020. Đây thực chất là việc cho phép doanh nghiệp được chậm trả các nghĩa vụ thuế và tiền thuê đất.

Tuy nhiên, hết thời hạn, doanh nghiệp và người dân vẫn phải trả các nghĩa vụ này, giá trị hỗ trợ ở đây chính là phần không tính lãi khi gia hạn gồm: Gia hạn nộp thuế GTGT trong 5 tháng, quy mô 68.800 tỷ đồng, với giá trị hỗ trợ khoảng 1.147 tỷ đồng. Gia hạn tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 tháng, quy mô 40.500 tỷ đồng với giá trị hỗ trợ ước tính 354 tỷ đồng. Gia hạn nộp thuế thu nhập hộ kinh doanh, cá thể trong năm 2021, quy mô 1.300 tỷ đồng, với giá trị ước tính 18 tỷ đồng. Và gia hạn tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong 5 tháng, quy mô 4.400 tỷ đồng, với giá trị ước tính 39 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tiếp tục dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, trong khi hiện nay mới chỉ dừng đóng 2 loại bảo hiểm này đến hết năm 2020.

Mới đây, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,2 tỷ USD) để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ, người thất nghiệp và các đối tượng dễ bị tổn thương khác do tác động của đại dịch COVID-19.

Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,2 tỷ USD) để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ, người thất nghiệp và các đối tượng dễ bị tổn thương khác do đại dịch COVID-19

Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,2 tỷ USD) để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ, người thất nghiệp và các đối tượng dễ bị tổn thương khác do đại dịch COVID-19 (Ảnh: TTXVN)

Ngân sách bổ sung này để thực hiện đợt cứu trợ khẩn cấp thứ 4 kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Hàn Quốc cuối tháng 1/2020. Bên cạnh quỹ ngân sách bổ sung, 4,5 nghìn tỷ won sẽ được phân bổ cho quỹ giữ việc làm và trợ cấp chăm sóc trẻ em từ ngân sách hiện có.

Hơn một nửa ngân sách bổ sung sẽ cung cấp tiền mặt cho các cửa hàng bán lẻ và những người bị sa thải, trong khi 4,1 nghìn tỷ won khác sẽ dành cho các cơ sở điều trị vi rút và mua vắc xin.

Như vậy, gói hỗ trợ khẩn cấp lần thứ 4 này có quy mô lên tới 19.500 tỷ won (khoảng 17,3 tỷ USD).

Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết tổng chi tiêu của Chính phủ sẽ tăng lên mức kỷ lục 573 nghìn tỷ won trong năm nay, tăng 11,9% so với năm ngoái, trong khi doanh thu từ thuế dự kiến chỉ tăng 0,3%.

"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng không còn điểm mù khi sử dụng quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, so với cách chúng tôi đã chi chúng trước đây", Ahn Do Geol, Thứ trưởng Bộ Tài chính về ngân sách nói trong một cuộc họp báo.

Đồng thời, Bộ Tài chính nước này sẽ đẩy mạnh phát hành trái phiếu kho bạc thêm 9,9 nghìn tỷ won và lập lại các kế hoạch chi tiêu khác để bù đắp phần còn lại.

DIỄM NGỌC