Fed giữ lãi suất ổn định và giảm dần kích thích kinh tế
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ, quá trình cắt giảm dần kích thích và kết thúc vào khoảng giữa năm sau là phù hợp, đồng thời lãi suất ngắn hạn vẫn được neo gần bằng 0.
Theo nguồn tin từ CNBC, trong cuộc họp mới kết thúc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn gần bằng 0, Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể bắt đầu thu hẹp chương trình mua tài sản vào tháng 11 và sẽ hoàn thành vào giữa năm 2022. Nhưng các đợt tăng lãi suất dự kiến đến sớm hơn, đồng thời cắt giảm đáng kể triển vọng kinh tế trong năm nay.
Tới đây, Fed sẽ họp vào hai ngày 2-3/11. Tuy nhiên, ông Powell cũng để ngỏ khả năng Fed sẽ lùi thời điểm bắt đầu "taper" (thu hẹp chính sách tiền tệ) nếu cần thiết và nhấn mạnh "taper" không đồng nghĩa Fed sẽ ngay lập tức tăng lãi suất ngay sau đó.
Cùng với những động thái được kỳ vọng, các quan chức trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đang hoạch định chính sách cho thấy, họ sẽ bắt đầu rút lại một số biện pháp kích thích mà Ngân hàng Trung ương đã cung cấp trong cuộc khủng hoảng tài chính. Song, không có dấu hiệu cụ thể về thời điểm nào sẽ xảy ra. Nếu tiến độ tiếp tục diễn ra trên diện rộng như dự kiến, Ủy ban đánh giá rằng việc điều chỉnh tốc độ mua tài sản có thể sớm được đảm bảo.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, Ủy ban đã sẵn sàng hoạt động. Ông nói: “Mặc dù không có quyết định nào được đưa ra, nhưng những người tham gia nhìn chung cho rằng miễn là sự phục hồi vẫn đang đi đúng hướng, một quá trình cắt giảm dần dần và kết thúc vào khoảng giữa năm sau là có thể phù hợp. Hiện tại, Ủy ban đã bỏ phiếu nhất trí để giữ cho lãi suất ngắn hạn được neo gần bằng 0”.
Trước đó, hồi tháng 6, khi các thành viên đưa ra dự báo kinh tế lần cuối cùng, một phần lớn đã đặt mức tăng này vào năm 2023. Nhưng ngày càng có nhiều thành viên nhận định đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ xảy ra vào năm 2022.
Có một số thay đổi đáng kể trong dự báo kinh tế của Fed, với triển vọng tăng trưởng giảm và kỳ vọng lạm phát cao hơn. Ủy ban hiện nhận thấy GDP chỉ tăng 5,9% trong năm nay, so với mức dự báo 7% vào tháng 6. Trong khi, tăng trưởng năm 2023 hiện được đặt ở mức 3,8%, so với 3,3% trước đây và 2,5% vào năm 2023, tăng 1/10 điểm phần trăm.
Các dự báo cũng báo hiệu rằng, các thành viên FOMC thấy lạm phát mạnh hơn so với dự báo trong tháng 6. Lạm phát cơ bản được dự báo sẽ tăng 3,7% trong năm nay, so với mức dự báo 3% lần cuối cùng các thành viên đưa ra kỳ vọng của họ. Các quan chức sau đó dự đoán lạm phát ở mức 2,3% vào năm 2022, so với dự báo trước đó là 2,1% và 2,2% vào năm 2023.
Với lương thực và năng lượng, các quan chức kỳ vọng lạm phát sẽ ở mức 4,2% trong năm nay, tăng từ mức 3,4% trong tháng 6. Hai năm tiếp theo dự kiến sẽ giảm trở lại 2,2%, ít thay đổi so với triển vọng trước đó.
Trong một động thái khác, Fed cho biết họ sẽ tăng gấp đôi mức mua lại các hoạt động thị trường hàng ngày của mình lên 160 tỷ USD từ 80 tỷ USD. Thị trường đã kỳ vọng rất ít vào các quyết định quan trọng từ cuộc họp, nhưng phần nào đã có lợi khi Fed sẽ bắt đầu giảm tốc độ mua trái phiếu hàng tháng của mình.
Riêng dự báo về tỷ lệ thất nghiệp lại bi quan hơn một chút, với tỷ lệ thất nghiệp cuối năm nay là 4,8%, từ mức 5,2% hiện tại và ước tính tháng 6 là 4,5%. Điều đó xảy ra sau một báo cáo bảng lương tháng 8 cho thấy tăng trưởng việc làm chỉ đạt 235.000 người.
Các nhà kinh tế tại Bloomberg cho rằng, một bản điều chỉnh tăng nhỏ đối với lạm phát năm 2022 cho thấy, Fed đang giữ nguyên giả thuyết“ tạm thời ”và kỳ vọng áp lực giá sẽ hội tụ gần hơn với mục tiêu trong năm tới. Tuy nhiên, sự thay đổi cho thấy hiện tại, mối quan tâm về sự ổn định giá mới là tâm điểm chú ý nhiều hơn đối với FOMC..
Còn theo Krishna Guha, nhà chiến lược tại Evercore ISI đã viết trong một lưu ý cho khách hàng rằng: “Đây không phải là một kết quả ôn hòa, nhưng cũng không phải là một kết quả hiếu chiến. Thị trường chứng khoán có vẻ sẽ bắt đầu xuất hiện tín hiệu sớm từ triển vọng tăng trưởng lạc quan vào năm 2022 và chưa có sự đột phá rõ ràng đối với mức tăng trong năm này”.
Hiện, các quan chức Fed đang phải đối mặt với bối cảnh phức tạp gần 20 tháng sau khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên làm rung chuyển nền kinh tế Mỹ. Các hoạt động kinh doanh đã phục hồi khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh mẽ, vốn được hỗ trợ bởi các gói kích thích của Chính phủ và những lợi ích khác.
Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại và nhiều người lớn từ chối tiêm phòng, ngăn cản cuộc sống trở lại bình thường. Các mối đe dọa từ bên ngoài cũng xuất hiện, bao gồm cả những địa chấn trên thị trường bất động sản Trung Quốc bắt nguồn từ "bom nợ" tỷ đô Evergrande...
Có thể bạn quan tâm
Cuộc họp của FED tác động thế nào đến giá vàng tuần tới?
11:30, 19/09/2021
Fed chưa nâng lãi suất, thị trường phản ứng tích cực
11:00, 28/08/2021
Fed giữ nguyên chính sách lãi suất gần 0%
11:02, 29/07/2021