Hiệu ứng domino từ Luật thuế bất động sản của Trung Quốc

DIỄM NGỌC 26/11/2021 04:30

Theo các nhà kinh tế, nếu thuế bất động sản khiến suy thoái trở nên trầm trọng hơn, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ còn chậm hơn nữa và gây hiệu ứng domino trên toàn cầu.

>> Nguy cơ sóng “vỡ nợ” của China Evergrande lan sang Mỹ

Luật thuế tài sản sẽ được soạn thảo

Sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch áp dụng thuế bất động sản trên toàn quốc, để giúp giải quyết bất bình đẳng giàu nghèo, những lo ngại đã được đặt ra, rằng điều đó có thể phá vỡ nền tảng bất động sản và giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này, thậm chí tạo hiệu ứng domino trên toàn thế giới.

Luật thuế bất động sản tại Trung Quốc có thể có thể phá vỡ nền tảng bất động sản và giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này, thậm chí tạo hiệu ứng domino trên toàn thế giới (ảnh minh hoạ)

Luật thuế bất động sản tại Trung Quốc có thể có thể phá vỡ nền tảng bất động sản và giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này, thậm chí tạo hiệu ứng domino trên toàn thế giới (ảnh minh hoạ)

Được biết, chính sách này sẽ không có hiệu lực ngay lập tức mà Trung Quốc sẽ thực hiện các kế hoạch thí điểm trong 5 năm tới tại một số thành phố được chọn. Và khả năng tác động là có thể xảy ra nhưng sự chú ý vào thời điểm "khi nào"  ngày càng trở nên quan trọng, bởi những áp lực hiện tại mà bất động sản của Trung Quốc phải đối mặt.

Chúng ta phải tích cực và đều đặn thúc đẩy cải cách luật thuế tài sản, đồng thời thực hiện tốt các thí điểm”, Chủ tịch Tập Cận Bình nói hồi tháng 8 khi nêu ra tầm nhìn của mình. Theo đó, ông khẳng định sẽ là dẫn dắt người dân Trung Quốc hướng đến “thịnh vượng chung”, mà thuế tài sản là một trong  số ít các chính sách cụ thể được đề cập.

Sau nhiều năm tranh luận về thuế tài sản, luật thuế tài sản sẽ được soạn thảo nhanh chóng khi các kế hoạch thí điểm hoàn thành. Theo luật, cả bất động sản nhà ở và không phải nhà ở sẽ bị đánh thuế dựa trên giá trị của chúng, nhưng các hộ gia đình nông thôn sẽ bị loại trừ. Mặc dù không có chi tiết nào khác về kế hoạch đánh thuế được tiết lộ, nhưng các thông báo được nêu đã thể hiện quyết tâm của giới lãnh đạo cao nhất Trung Quốc trong việc khởi động thuế tài sản trên toàn quốc.

Rosealea Yao, một nhà phân tích của Gavekal Dragonomics tại Hồng Kông cho biết trên tờ South China Morning Post, hiện vẫn chưa rõ mức thuế đề xuất, nhưng nếu là 1%, các khoản nộp thuế trong tương lai sẽ tương đương với 20 - 40% giá trị của một bất động sản hiện nay, dựa trên thời hạn 70 năm đối với quyền tài sản ở Trung Quốc, điều này làm thay đổi lớn đối với bảng cân đối kế toán của hộ gia đình.

“Chủ sở hữu nhà và những người mua bất động sản trong tương lai sẽ phải tính đến trách nhiệm pháp lý đối với các loại thuế, điều này có thể làm giảm giá trị tài sản. Bên cạnh đó, do chu kỳ bất động sản đã giảm khá nhanh trong những tháng gần đây, trong khi việc công bố thuế có nguy cơ làm gia tăng sự sụt giảm liên tục về giá và doanh số bán hàng.” Yao dự báo.

Trong khi đó, đánh cược vào nhu cầu khổng lồ được củng cố bởi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những người giàu có ở Trung Quốc đã tích trữ tài sản, chờ giá tăng và bán chúng để có cơ hội trở thành những triệu phú và tỷ phú mới.

Bất động sản bắt đầu suy thoái

Theo dữ liệu từ China Real Estate Information, đơn giá trung bình ở bốn thành phố cấp một của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, lên khoảng 55.500 Nhân dân tệ (8.693 USD) mỗi mét vuông, từ khoảng 18.000 Nhân dân tệ vào năm 2009.

theo quan điểm của ông, tỷ lệ thế chấp, hạn chế mua nhà thứ hai và thuế bán bất động sản phải tăng lên, trong khi các quy định liên quan đến các khoản vay cho các nhà phát triển đã được thắt chặt (ảnh minh hoạ)

Theo quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình, tỷ lệ thế chấp, hạn chế mua nhà thứ hai và thuế bán bất động sản phải tăng lên, trong khi các quy định liên quan đến các khoản vay cho các nhà phát triển đã được thắt chặt (ảnh minh hoạ)

Còn theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển E-house Trung Quốc chỉ ra, tại trung tâm công nghệ Thâm Quyến, nơi giá bất động sản tăng chóng mặt trong những năm gần đây, chi phí trung bình để mua một căn hộ cao gấp 43,5 lần mức lương trung bình hàng năm của người dân địa phương vào năm ngoái. Do đó, thế hệ trẻ của Trung Quốc và đặc biệt là thế hệ Z đã chọn cách “nằm im” vì thu nhập của họ không thể bắt kịp với giá nhà tăng cao.

Được biết đến với câu nói nổi tiếng “nhà ở là để ở chứ không phải để đầu cơ”, cho nên ông Tập đã tấn công thị trường bất động sản bằng những biện pháp kìm hãm các khoản đầu cơ trong những năm gần đây. Và theo quan điểm của ông, tỷ lệ thế chấp, hạn chế mua nhà thứ hai và thuế bán bất động sản phải tăng lên, trong khi các quy định liên quan đến các khoản vay cho các nhà phát triển đã được thắt chặt.

Vừa qua, Evergrande Group - nhà phát triển bất động sản “mắc nợ nhiều nhất thế giới” đã phải vật lộn với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, trong đó 19 tỷ USD là trái phiếu đô la Mỹ.

Trên cơ sở đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hồi đầu tháng đã cảnh báo, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang gặp khó khăn, có thể gây ra một số rủi ro cho hệ thống tài chính Mỹ, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc tỏ ra không mấy :mănh mà” với việc giải cứu nó.

Các nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Tài chính Trung Quốc vừa qua đã cùng có quan điểm trên tạp chí Caijing rằng: “Một loại thuế tài sản là cần thiết và tốt cho dài hạn. Tuy nhiên, nó cần một thời điểm tốt hơn để tránh những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến việc mua bán bất động sản trong thời gian tới.

Có thể thấy, lĩnh vực bất động sản từ lâu đã trở thành ngành trụ cột của Trung Quốc, chiếm 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khi tính cả những tác động gián tiếp vì nó có thể tác động đến nhu cầu thép và xi măng. Sự phụ thuộc nặng nề này vẫn không thay đổi, kể cả khi Trung Quốc cố gắng tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng nhiều hơn và tránh xa đầu tư và công nghiệp.

Dữ liệu chính thức của nước này cho thấy, sản lượng trong ngành bất động sản và xây dựng giảm lần lượt 1,6% và 1,8% trong quý 3 năm nay. Tốc độ tăng của đầu tư phát triển bất động sản chậm lại còn 8,8% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 từ 10,9% trong 8 tháng đầu năm. Số lượng nhà ở mới trong ba quý đầu năm cũng giảm 4,5% so với một năm trước.

Sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng đã tạo ra lực cản lớn cho nền kinh tế Trung Quốc khi tăng trưởng GDP chậm lại xuống mức tồi tệ hơn dự kiến 4,9% trong quý thứ ba, do các biện pháp thắt chặt thị trường của Bắc Kinh và cuộc khủng hoảng nợ tại Evergrande bắt đầu bùng phát.

>> Trung Quốc thí điểm đánh thuế bất động sản: Bài học cho Việt Nam

Hiệu ứng domino trên toàn cầu

Theo các nhà kinh tế, nếu kỳ vọng thuế bất động sản khiến suy thoái trở nên trầm trọng hơn, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ còn chậm hơn nữa, vì các ngành liên quan từ thép đến xi măng, máy móc kỹ thuật và thiết bị gia dụng, đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng đến các nhà cung cấp trong và ngoài nước, gây ra hiệu ứng domino toàn cầu.

Louis Kuijs, Trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics cho biết: “Sự suy thoái thị trường nhà ở nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc so với dự kiến, sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và có tác động lớn đến tăng trưởng toàn cầu”.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, theo kịch bản, tăng trưởng đầu tư bất động sản sẽ giảm 8,8% trong quý 4/2022. Do đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chậm lại còn 3,0% và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ thấp hơn 0,7 điểm phần trăm. Giá kim loại toàn cầu cũng sẽ giảm mạnh và các nước tiếp xúc đặc biệt với Trung Quốc và các nhà xuất khẩu hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Điều này bao gồm hầu hết các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương dẫn đầu bởi Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia và Singapore, hay như Đức, Chile, Peru, Australia và Saudi Arbia.

Nếu các khoản đầu tư vào khu dân cư của Trung Quốc sụt giảm nhiều như ở Hoa Kỳ và Tây Ban Nha trong những năm 2000, thì tăng trưởng GDP tổng thể của Trung Quốc sẽ giảm xuống 1,0% trong quý 4/2024, trong khi tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 1,6 điểm phần trăm. Mặc dù dự báo cơ bản của chúng tôi đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc là suy thoái trong giai đoạn 2021-2022 và suy thoái dần dần trong thập kỷ, nhưng rủi ro ở nước ngoài và sự phát triển có thể diễn ra khác nhau,” Kuijs nói và giải thích những hậu quả kinh tế có thể là đáng kể, không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả những phần còn lại của thế giới.

Để tránh khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà kinh tế đề nghị Bắc Kinh nới lỏng kiểm soát hạn ngạch thế chấp của các ngân hàng, tiếp tục các khoản vay cho các nhà phát triển có năng lực đang gặp khó khăn, hợp lý hóa thuế đánh vào bất động sản và làm rõ việc miễn thuế tài sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Cái kết buồn của "ông trùm" bất động sản Trung Quốc

    03:00, 25/04/2021

  • Cú trượt dài của ông trùm bất động sản Trung Quốc

    03:15, 01/04/2021

  • Phục hồi sau Covid-19, bất động sản Trung Quốc đối mặt rủi ro bong bóng

    04:00, 21/08/2020

  • Nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc bất an

    01:00, 20/02/2019

DIỄM NGỌC