Lạc quan về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
Các chuyên gia đều lạc quan vào chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, vì dịch bệnh dù chưa có tiền lệ, nhưng các gói kích thích kinh tế trước đó thì đã có.
>>Còn dư địa cho chương trình kích thích phục hồi kinh tế
Một chương trình, nhiều chính sách
Trong thời gian vừa qua, một trong những chương trình trọng tâm của Quốc hội và Chính phủ là bàn thảo để xây dựng và chuẩn bị thông qua chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn 2022 – 2023.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, hiện nay, một trong những ưu tiên quan trọng của Chính phủ và Quốc hội là đưa ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế tái phục hồi, giúp cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trở lại và tạo đà cho sự tăng trưởng trong giai đoạn tới.
Do thách thức của dịch bệnh COVID-19 đã làm cho tốc độ suy giảm kinh tế trở nên rất rõ, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ lỡ nhịp so với nền kinh tế thế giới, chính vì vậy, nhiều giải pháp đã được thảo luận và đưa ra. Nhìn chung, chương trình hỗ trợ phục hồi này tương đối toàn diện, có những chính sách liên quan đến y tế, để có thể giúp cải thiện mạnh mẽ hệ thống y tế hiện nay, giúp Việt Nam chủ động đối phó với đại dịch.
Bên cạnh đó, những chương trình về tài khóa, tiền tệ để kích thích nền kinh tế, trong đó, những nhóm giải pháp tài khóa được chú trọng như: tiếp tục chương trình miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong thời gian tới; chương trình giảm phí; hay liên quan đến tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất qua các ngân hàng thương mại; rồi chương trình hỗ trợ ngành như đổi mới sáng tạo và đặc biệt là chương trình đầu tư về hạ tầng dự kiến có nguồn lực đầu tư tương đối lớn. Một chương trình quan trọng nữa đó là về an sinh xã hội, để bảo đảm cho người lao động, người nghèo như cho vay thông qua các ngân hàng chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội cho công nhân,...
“Chương trình hỗ trợ phục hồi tương đối đầy đủ và toàn diện, còn quy mô như thế nào thì trong tờ trình của Chính phủ đã có phương án và tại Diễn đàn kinh tế mà Quốc hội thảo luận cũng đã có nhiều chuyên gia đưa ra các đề xuất tương đối mạnh mẽ.
Tôi rất lạc quan về việc thông qua gói hỗ trợ lần này. Quốc hội dự kiến cuối tháng 12 tới đây sẽ tổ chức phiên họp đặc biệt, là phiên họp bất thường thứ ba trong năm để thảo luận 5 nội dung, trong đó có nội dung về chương trình chính sách tiền tệ, tài khoá, nằm trong hỗ trợ phục hồi của Chính phủ trình lên, cùng các chương trình khác quan trọng như sửa 8 luật, tháo gỡ vướng mắc khó khăn hiện nay, giúp đẩy nhanh hơn việc giải ngân đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân và những cản trở mà thực tế đang gặp phải.Đây cũng là một nhiệm kỳ rất đặc biệt sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho năm 2022-2023 và thời kỳ tới”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết .
>>Cần gói hỗ trợ mới với quy mô đủ lớn để phục hồi kinh tế
Tăng năng lực thực thi chính sách
Đánh giá về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ, đây là một chương trình toàn diện nhắm vào 2 vấn đề cung và cầu. Trong bối cảnh hiện nay, tổng cầu đang giảm mạnh do người dân không có việc làm, thu nhập hạn chế và tâm lý tích cốc phòng cơ, tiết kiệm không muốn chi tiêu.
“Hiện nay, cũng không thể bắt người dân mua hàng được,cho nên Nhà nước phải tạo ra cầu, cấp cho xã hội nguồnan sinh để người dân có tiền sinh sống,tăng cường mua bán và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công.
Còn về phía cung,cũng rất cần sự trợ giúp, vì bị đứt gãy chuỗi cung ứng,giá cả vật tư thiết bị, nguyênvật liệu đầu vào leo thang, tăng rất cao.Như vậy,cần phải tạo điềukiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng khuyến nghị.
Có thể thấy, Việt Nam đang đối mặt với tình thế cung - cầu đều có vấn đề, vậy chính sách bao trùm phải xử lý được cả hai vấn đề này.
Theo ông Dũng, trong chương trình lần này có sự yên tâm hơn, vì các cân nhắc khá chín chắn. Mặc dù dịch bệnh chưa có tiền lệ, nhưng các gói kích thích kinh tế trước đó đã có tiền lệ rồi, gắn với một loạt các vấn đề như:
Trước kia, Chính phủ đưa tiền ra nền kinh tế, nhưng tiền đã làm bất ổn định kinh tế vĩ mô, nên lần này chúng ta phải nghĩ ngay đến đến khả năng hấp thụ, để tiền đó phải vào sản xuất kinh doanh, vào những đơn vị làm ra sản phẩm, tạo ra giá trị, chứ không phải chạy lòng vòng với rủi ro của đạo đức. Ví dụ như người vay được hỗ trợ 50% lãi suất, xong lại đi cho vay lại để lấy chênh lệch, điều này đã từng xảy ra, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia đã đề cập đến việc khi cho vay, thì doanh nghiệp phải thực sự cần và có thể tạo ra giá trị, chứ không thể là các “doanh nghiệp xác sống” không còn khả năng phục hồi.
“Nhiều người nói là gói kích thích phải mạnh, phải lớn nhưng tôi nghĩ chỉ cần một gói hợp lý, thì sẽ cân đối hơn, không phải cứ bỏ ra nhiều tiền mà không hấp thụ được, sẽ gây ra lạmphát, bất ổn... trong lúc lạm phát của thế giới đanglên rất cao, thì nền kinh tế mở như Việt Nam sẽ rất ảnh hưởng”, ông Dũng nói.
Tuy những mặt trái của chính sách tiền tệ đều được cân nhắc, nhưng ông Dũng cũng nêu ra vấn đề còn băn khoăn như sau:
Thứ nhất, là năng lực thực thi, phải có bộ máy công vụ rất rõ, chuyên nghiệp, nếu không có bộ máy đó, hoặc chưa có được thì phải nhắm vào những người nào thực thi được và giao trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ cho doanh nghiệp vay như thế nào là hiệu quả, còn nếu ban hành chính sách mà không hiểu, thì doanh nghiệp cũng không vay được.
Thứ hai, là thực thi kịp thời, cũng giống như “thuốc chữa bệnh”, đã cắt thuốc đúng rồi nhưng đưa đến chậm thì bệnh phát rất nặng mà thuốc chưa đến sẽ không còn hiệu quả.
Thứ ba, là đúng đối tượng, bởi vì có những người thực chất chẳng phải vì thiếu vốn nhưng cứ tiếp cận, đổ thêm vốn có khi lại thành sai, lại xảy ra các vấn đề khác... Vì thế, trở lại câu chuyện khả năng thực thi rất quan trọng và Quốc hội sau khi ban hành chính sách thì phải có chương trình chi tiết và giám sát thì chính sách mới đi vào cuộc sống được.
Có thể bạn quan tâm
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 4 đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế
16:18, 30/11/2021
Khuyến nghị chính sách phục hồi nền kinh tế: (Kỳ II) Hình thành và chú trọng chuỗi cung ứng ngắn độc lập
04:00, 22/11/2021
Khuyến nghị chính sách phục hồi nền kinh tế: (Kỳ I) Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ
04:00, 19/11/2021
Phục hồi nền kinh tế phải có giải pháp mạnh và thông suốt
03:00, 12/11/2021
Phục hồi nền kinh tế bằng những gói kích cầu đủ mạnh
05:00, 11/11/2021