Cảnh báo nợ Mỹ, “cú sốc Nixon” có tái diễn?

DIỄM NGỌC 29/01/2022 05:30

Việc gia tăng nợ, lạm phát cao kỷ lục, cùng chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang làm dấy lên lo ngại về một “cú sốc Nixon” có thể tái diễn trong thời gian tới.

>>Fed: Lạm phát tăng cao sẽ nâng lãi suất

“Cú sốc Nixon” hay cú sốc Đô la Mỹ là một biện pháp kinh tế của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, khi ngày 15/8/1971 đồng Đô la Mỹ đã tụt giá xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, vị Tổng thống đã tuyên bố Mỹ sẽ đơn phương phá giá đồng Đô la, đình chỉ khả năng quy đổi của đồng Đô la ra vàng, đồng thời áp đặt mức thuế đặc biệt 10% đối với hàng hóa nhập khẩu. Đến nay, thực trạng chính sách kinh tế của Mỹ, với mức lạm phát cao hàng thập kỷ và một núi nợ cùng chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang được xem như lời nhắc nhở đáng lo ngại về cú sốc cách đây nửa thế kỷ.

Việc gia tăng nợ, lạm phát cao kỷ lục, cùng chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang làm dấy lên lo ngại về một “cú sốc Nixon” có thể tái diễn trong thời gian tới (ảnh minh hoạ: Perry Tse)

Việc gia tăng nợ, lạm phát cao kỷ lục, cùng chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang làm dấy lên lo ngại về một “cú sốc Nixon” có thể tái diễn trong thời gian tới (ảnh minh hoạ: Perry Tse)

Theo nguồn tin từ South China Morning Post, những lo ngại mới về một “cú sốc Nixon” có thể xảy ra, gây bất ổn trong hệ thống tiền tệ quốc tế đã khiến các cố vấn chính sách của Bắc Kinh nói rằng, hai nền kinh tế lớn nhất phải cùng nhau phối hợp chính sách để quản lý rủi ro ngắn hạn.

Liu Junhong, Nhà nghiên cứu trưởng tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc cho biết trong một Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 50 năm "cú sốc Nixon" cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đại dịch chưa từng có đã làm tăng mức nợ và bảng cân đối kế toán của Fed. Theo vị chuyên gia, có một cuộc khủng hoảng tiềm tàng mà quyền bá chủ của đồng Đô la Mỹ sẽ sụp đổ. Hội nghị được tổ chức để phản ánh những lo lắng của Bắc Kinh về tình hình kinh tế Mỹ, đặc biệt là về sự thay đổi chính sách tiền tệ đột ngột của nước này .

“Tuy nhiên, Mỹ không có ý định hợp tác với các nước khác để đối phó với một cuộc khủng hoảng mà nước này không thể giải quyết một mình”, Liu Junhong nhận định.

Hiện tại, lạm phát của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm qua là 7% vào tháng 12/2021, buộc Fed phải xem xét tăng lãi suất sớm hơn và mạnh mẽ hơn. “Nếu chúng ta thấy lạm phát tiếp tục ở mức cao và lâu hơn dự kiến; nếu chúng ta phải tăng lãi suất nhiều hơn theo thời gian, thì chúng ta sẽ làm”, Chủ tịch Fed, Jerome Powell nhấn mạnh.

Trước động thái này, Bắc Kinh đã cố gắng củng cố niềm tin trong nước bằng cách nói rằng, họ có nhiều công cụ chính sách và chuẩn bị tốt cho việc Mỹ tăng lãi suất. Các nhà chức trách cũng đảm bảo, sự hỗn loạn như giai đoạn năm 2015-2017 khi dòng vốn chảy ra ồ ạt, đồng Nhân dân tệ giảm giá nhanh và thị trường chứng khoán lao dốc sẽ không xảy ra trong lần này, nhưng Trung Quốc vẫn kêu gọi sự phối hợp từ chính sách quốc tế. Theo đó, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc Lu Lei, đã cảnh báo về tác động lan tỏa của các đợt tăng lãi suất của Fed và kêu gọi phối hợp tiền tệ hiệu quả hơn với các nước phát triển, để đảm bảo  môi trường quốc tế công bằng hơn.

Cùng quan điểm đó, Xiao Yuanqi, Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc đã gọi việc rút kích thích của Fed là một câu hỏi lớn. “Thời gian, trình tự, phương pháp và các bước là rất quan trọng. Làm thế nào để các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể tăng cường hợp tác và chúng có thể giúp giảm các cú sốc ở mức độ nào. Mọi người nên ngồi lại với nhau ngay bây giờ để thảo luận và tìm ra giải pháp cũng như xây dựng lộ trình”, ông nói tại Diễn đàn Tài chính Châu Á vừa qua.

>>Năm 2022: Kiểm soát lạm phát không dễ dàng

Trong khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn cảnh giác cao độ về lạm phát của Mỹ và việc thắt chặt tiền tệ sắp tới, thì Fed cũng đánh dấu những rủi ro tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng nợ Evergrande China trong báo cáo hồi tháng 11 của mình. Và quan hệ kinh tế song phương càng thêm phức tạp khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từ chối dỡ bỏ thuế quan trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời chỉ ra rằng, Trung Quốc không đáp ứng các điều khoản mua hàng đưa ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã hết hạn gần đây.

Về những vấn đề trên, Zhou Xuezhi, một thành viên của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, ông không mong đợi sự thống trị của đồng Đô la Mỹ sẽ thay đổi trong ngắn hạn và ông khuyến nghị Bắc Kinh và Washington nên thảo luận về cách quản lý tốt nhất các chính sách của họ.

Trung Quốc nên dựa trên các chính sách tiền tệ theo điều kiện kinh tế trong nước và phục vụ chiến lược phát triển của mình. Bên cạnh đó, các nhà chức trách cũng nên xem xét tỷ giá Nhân dân tệ linh hoạt hơn để giúp hấp thụ các cú sốc bên ngoài”, ông nói.

Có thể thấy, những cú sốc đó luôn hiện hữu trong tâm trí các nhà nghiên cứu và chiến lược địa chính trị của Trung Quốc kể từ khi quan hệ với Mỹ bắt đầu xấu đi khoảng 3 năm trước. Họ lo lắng rằng, chính quyền Tổng thống Biden sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để củng cố quyền bá chủ của đồng Đô la Mỹ.

Liu Yufen, một nhà nghiên cứu kinh tế đánh giá, Hoa Kỳ đã trở nên đơn phương và vô trách nhiệm hơn so với 50 năm trước. Điều đó có thể mang đến cho thế giới một bất ngờ khác, nếu những tình huống tương tự xảy ra một lần nữa.

Trong khi đồng Euro hoặc đồng Nhân dân tệ có thể tăng giá để thách thức sự thống trị của Đô la Mỹ, thì loại tiền tệ có chủ quyền quốc gia được hỗ trợ bởi một rổ tiền tệ dự trữ đang được xem xét ra đời. Sự điều chỉnh như vậy sẽ không đến trong một sớm một chiều, nhưng cộng đồng quốc tế nên thúc đẩy sự đồng thuận càng sớm càng tốt và chuẩn bị nhiều hơn nữa”, Liu nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Định giá lại thị trường khi Fed tăng lãi suất

    05:30, 24/01/2022

  • Giá vàng tuần tới: Cẩn trọng quyết định bất ngờ của FED

    05:30, 23/01/2022

  • Giá vàng tuần tới: Đòn bẩy nguy cơ sai lầm chính sách của FED?

    05:30, 16/01/2022

  • Fed: Lạm phát tăng cao sẽ nâng lãi suất

    11:08, 12/01/2022

DIỄM NGỌC