Kỳ vọng năm chuyển tiếp, phục hồi của nền kinh tế
Nhâm Dần 2022 là năm nền kinh tế chuyển tiếp, bước ra từ vùng xám của đại dịch và phục hồi...
Những điểm sáng từ gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng trong năm mới
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022-2023 đã được Quốc hội thông qua và vừa được Chính phủ ban hành Nghị quyết để triển khai. Với gói hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng khi được thông qua khiến chúng tôi ban đầu thú thật là có phần thất vọng, bởi quy mô nhỏ hơn, chưa tới một nửa gói chúng ta kỳ vọng ban đầu; Và theo tính toán của chúng tôi ban đầu thì gói hỗ trợ này nên có quy mô ở mức từ khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ trước hết ở cách tính toán khác. Ví dụ gói từ khoảng 800 nghìn tỷ đồng thì có thể bao gồm cả các phần thuế được giãn, hoãn, mà trên thực tế là cho nợ trả sau. Tương tự là nhiều khoản khác. Còn gói hỗ trợ ở quy mô gần 350 nghìn tỷ thì sẽ có các phần tính toán hỗ trợ, kích thích kinh tế dựa trên khoản hỗ trợ thực tế, sát giá trị triển khai hơn.
Thứ hai, với vấn đề quy mô gói hỗ trợ thì tính toán căn bản vẫn làm sao là "vừa đủ" - Vừa đủ với khả năng cân đối tài chính, năng lực huy động vốn của nền kinh tế, vừa đủ với giá trị hỗ trợ một đồng "bơm ra" thì có tác động với nền kinh tế ra sao, từng đó tiền trong chương trình thì sẽ vừa đủ cho kỳ vọng tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm... Chúng ta tin tưởng là Nhà nước, Chính phủ đều đã tính toán và cân nhắc đầy đủ để có sự vừa đủ nhưng hiệu quả tối ưu cho nền kinh tế.
Thứ ba, đối với chương trình hay còn gọi là gói hỗ trợ, điều quan trọng nhất là quản trị triển khai, quản trị rủi ro. Việc quản trị triển khai là cơ chế để làm sao gói hỗ trợ được triển khai tối đa, không giải ngân trong thực tế một cách nửa vời, đi trúng, đúng địa chỉ, đến nơi cần đến. Và quản trị rủi ro không để các yếu tố rủi ro có thể phát sinh trong hiện thực. Ví dụ như chúng ta đã cảnh báo có thể tác động gây bong bóng bất động sản, chứng khoán nếu không kiểm soát chặt chẽ khiến tiền hỗ trợ đi vào các lĩnh vực này. Chứng khoán, bất động sản từ nền cao, mặt bằng cao của cuối 2021, nếu không quản trị rủi ro tốt, có thể xảy ra điều bong bóng.
Bên cạnh gói hỗ trợ tài khóa, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận tín dụng với gói hỗ trợ tiền tệ. Dự kiến nếu gói hỗ trợ tiền tệ giảm lãi suất 2%, thì quy mô dư nợ kỳ vọng sẽ ở đâu đó khoảng 600 ngàn -800 ngàn tỷ đồng tín dụng trong mỗi năm, như vậy sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ vượt khó mà còn bắt nhịp, tạo đà phục hồi nhanh hơn, phát triển tốt hơn.
Nhâm Dần 2022, với chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023 được cụ thể hóa và ban hành, chúng ta đang đặt rất nhiều kỳ vọng. Tôi cho rằng chúng ta có thể kỳ vọng 2022 sẽ là năm chuyển tiếp của nền kinh tế, đi từ vùng xám của đại dịch, bước ra và phục hồi, cũng như nhiều nền kinh tế trên toàn cầu đang tương tự.
Còn dư địa hỗ trợ tiền tệ
Tuy nhiên, lưu ý nếu chúng ta không tận dụng được tốt chủ trương, nguồn lực hỗ trợ hiện có, không quyết tâm bước nganh, đi nhanh, thì chúng ta vẫn có nguy cơ lệch pha, chậm lại so với kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân là bởi trong 2021, nhiều nền kinh tế đã hỗ trợ thúc đẩy phục hồi mạnh mẽ với các gói kích cầu lớn và ở 2022, họ đã phát tín hiệu siết lại kích cầu; trong khi chúng ta đến 2022 mới bắt đẩy mạnh hỗ trợ phục hồi với một quy mô như đặt ra ban đầu là vừa đủ.
Những khó khăn, những “dấu trừ” của năm cũ cũng để lại cho nền kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư những bài học, những “dấu cộng” ở năm nay.
Trước hết, đó là bài học của doanh nghiệp trong cắt giảm chi phí, chuyển đổi đối tác thị trường, linh hoạt, gắn bó với xu thế xanh và sáng tạo, quản trị rủi ro và kết nối.
Trong lĩnh vực bất động sản, các yếu tố sửa đổi pháp lý về Luật đất đai, kinh doanh bất động sản và nhà ở sẽ tạo tiền đề, nền tảng cho thị trường phục hồi bền vững hơn. Chúng ta lưu ý những điểm sáng như Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia 2021-2030, trên cơ sở kết thúc giai đoạn 10 năm 2010-2020 với sự nhìn nhận về chất lượng nhà ở (chỉ có 5% đáp ứng tiêu chuẩn xanh); Theo đó, xu hướng phát triển các khu công nghiệp, đô thị hóa xanh, thông minh, đô thị tài chính, trung tâm tài chính sáng tạo... các đô thị mới sẽ được định hướng phát triển mạnh. Và đây nên là điểm thu hút người giàu, có sức mua tốt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng từ 2022, các giao dịch bất động sản không bình thường sẽ bị rà soát, và điều này là cần thiết cho thị trường.
Tương tự, trong tầm ngắm quản lý để nâng cao quản trị rủi ro hệ thống, các giao dịch tài sản bất thường kể cả trong chứng khoán cũng sẽ bị rà soát, để thị trường ngày càng hướng đến phát triển minh bạch, ổn định hơn.
Trên thế giới, trong 5 năm gần đây, chúng ta thấy xu thế đầu tư chọn xanh, thông minh, số, nhân văn – là 4 yếu tố hàng đầu để nhà đầu tư quốc tế đánh giá và thúc đẩy dòng tiền, rót vốn. Với Việt Nam, nên nhận diện cả những yếu tố kết nối, sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý trung ương, địa phương để thu hút quan tâm của các “đại bàng”, từ đó mà nhận diện tiềm năng phát triển của các địa phương và nắm bắt các cơ hội.
Có thể bạn quan tâm
Thực thi gói hỗ trợ toàn dân: Lo ngại "ném tiền qua cửa sổ"
00:06, 31/01/2022
Thực thi nhanh và hiệu quả gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng
12:00, 30/01/2022
Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350 nghìn tỷ ngay trong quý I/2022
03:00, 29/01/2022
Cơ hội cho tăng trưởng kinh tế 2022 từ gói hỗ trợ mới
05:00, 25/01/2022