Trung Quốc lo ngại trước chính sách thặt chặt tiền tệ của Fed

DIỄM NGỌC 04/02/2022 04:21

Theo các chuyên gia, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và không nên chủ quan về vấn đề này.

>>Định giá lại thị trường khi Fed tăng lãi suất

Rủi ro không thể chủ quan

Trước đó, Fed đã phát đi tín hiệu có khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 3, đồng thời tái khẳng định kế hoạch chấm dứt việc mua trái phiếu, trước khi thực hiện cắt giảm đáng kể lượng tài sản nắm giữ nhằm tập trung vào việc giải quyết lạm phát đang gia tăng.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuần trước đã báo hiệu nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất trong tháng Ba (ảnh: Internet)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuần trước đã báo hiệu nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất trong tháng Ba (ảnh: Internet)

Với diễn biến này, Li Yang, cựu Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Tôi nghĩ tốt nhất là mọi người không nên chủ quan với nó, đặc biệt là không đưa ra những bình luận khinh thường đối với các cơ quan quản lý tiền tệ của Mỹ và các chính sách tiền tệ của họ. Cần phải công nhận rõ ràng rằng, với tư cách là cơ quan tiền tệ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới ở tuyến đầu, Fed hiểu rõ về tình hình ở Hoa Kỳ hơn ai hết và kinh nghiệm của họ cũng phong phú hơn nhiều, cùng với sự trưởng thành ngay cả về mặt lý thuyết”.

Phải chăng, sự thay đổi chiến thuật của Fed đã gây ra sự lo lắng đáng kể ở Trung Quốc trong vài tháng qua, vì nước này cũng đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng về suy thoái kinh tế. Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ trong việc hoạch định nền kinh tế nhằm quản lý tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, bảng cân đối kế toán quốc tế và quy mô dự trữ ngoại hối.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã kêu gọi các nước tăng cường phối hợp chính sách kinh tế và ngăn kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương phương Tây không tăng lãi suất quá nhanh để chống lạm phát.

Nếu các nền kinh tế lớn lao dốc không phanh, hoặc quay đầu lại trong chính sách tiền tệ của mình, thì sẽ có những tác động tiêu cực nghiêm trọng. Chúng cần đưa ra những thách thức đối với sự ổn định kinh tế, cũng như tài chính toàn cầu và các nước đang phát triển sẽ phải chịu gánh nặng của nó”, ông Tập nói trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Cùng với đó, cựu Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhấn mạnh, một tác động tiêu cực lớn có thể là sự suy yếu đồng tiền của các nước đang phát triển sẽ diễn ra, điều này có khả năng kích hoạt dòng vốn chảy ra ngoài và sụt giảm giá trị của các tài sản bằng nội tệ. “Kết quả là chi phí phát triển sẽ tăng lên trong khi động lực phát triển sẽ giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc bảng cân đối kế toán của Fed bị thu hẹp sẽ có tác động tiêu cực lớn hơn đến phần còn lại của thế giới. Là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc phải chuẩn bị đối phó với tác động của việc thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed”, ông Li Yang nói thêm trong một bài báo trên trang Sina.

Ông Li cũng cho rằng, do cạnh tranh ngày càng gay gắt với Mỹ, Trung Quốc cần chuẩn bị tận dụng tất cả các công cụ chính sách của mình và thực hiện các biện pháp càng sớm càng tốt để giữ cho nền kinh tế của nước này tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, trong khi các chính sách không có lợi cho sự ổn định kinh tế phải không bị thay đổi. Lý do tại sao Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của họ, là vì một ngày nào đó tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ.

Để vượt qua Mỹ, tăng trưởng kinh tế của chúng ta phải cao hơn đáng kể so với Mỹ trong một thời gian dài từ nay đến tương lai. Một số quy định kìm hãm của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau như năng lượng, giáo dục và bất động sản đã làm tổn hại đến việc làm, gây thêm áp lực cho nền kinh tế. Khi điều chỉnh chính sách và thúc đẩy cải cách, chúng ta phải nắm bắt được thời điểm, mức độ và hiệu quả. Đừng biến một trận chiến lâu dài thành một cuộc tấn công trực diện”, ông nói.

>>Lo ngại suy giảm kinh tế, Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay

Khuyến nghị từ IMF

Trong một một báo cáo do International Monetary thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra, Bắc Kinh đã thừa nhận những lo ngại về rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ, đồng thời thừa nhận tác động của chiến lược zero-Covid đối với các động lực tăng trưởng lớn nhất. IMF đánh giá, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại và vẫn mất cân bằng, cũng như chịu nhiều rủi ro, đồng thời kêu gọi quốc gia tiếp tục các chính sách hỗ trợ và tiến bộ trong các cải cách cơ cấu quan trọng.

Bắc Kinh đã thừa nhận những lo ngại về rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ, đồng thời thừa nhận tác động của chiến lược zero-Covid đối với các động lực tăng trưởng lớn (ảnh: Internet)

Bắc Kinh đã thừa nhận những lo ngại về rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ, đồng thời thừa nhận tác động của chiến lược zero-Covid đối với các động lực tăng trưởng lớn (ảnh: Internet)

Trong “Triển vọng Kinh tế Thế giới” hàng quý được công bố mới đây, IMF đã hạ mức ước tính tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc xuống 4,8% so với mức tăng 5,6% được dự đoán vào tháng 10/2021. Cơ quan này cũng kêu gọi hỗ trợ tài chính nhiều hơn, tập trung vào tăng cường bảo trợ xã hội, giúp các hộ gia đình giảm tiết kiệm đề phòng và tạo điều kiện chuyển đổi sang tăng trưởng dựa vào tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng nên được điều chỉnh và dựa trên lãi suất, đặc biệt, IMF chỉ ra mức độ lạm phát thấp của nước này khi chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 12. Mặt khác, sự siết chặt về công nghệ có thể gây thiệt hại từ khoảng 2-5% tổng sản phẩm quốc nội trong dài hạn tùy thuộc vào kịch bản.

IMF cũng đặc biệt cảnh báo về những rủi ro trung hạn, bao gồm sự chậm lại của các thị trường và lực lượng lao động bị thu hẹp, cũng như một loạt các yếu tố chủ yếu là mang tính tiêu cực.

Tăng trưởng có thể chậm lại do sự phân chia tài chính nhanh hơn do căng thẳng bên ngoài gia tăng, tốc độ tăng trưởng năng suất trong nước giảm nhanh hơn và các nhà đầu tư rút lui lâu dài hơn”, IMF cảnh báo thêm.

Trong các cuộc tham vấn với IMF vào năm ngoái, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ tin tưởng về việc đạt được tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022, mặc dù tốc độ mở rộng hàng quý của nước này chậm lại 4% trong quý 4/2021 từ mức 18,3% trong ba tháng đầu năm. Các nhà chức trách cũng đang thúc đẩy việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn và phân bổ hạn ngạch trái phiếu địa phương sớm hơn bình thường để thúc đẩy đầu tư hiệu quả và ổn định tăng trưởng.

Chính phủ tỏ ra quyết tâm đưa ra các chính sách có lợi cho tăng trưởng và kìm hãm những chính sách làm suy yếu sự ổn định. Chúng tôi kỳ vọng mục tiêu quốc gia sẽ đạt được ở mức 5,5%, với các chính sách được điều chỉnh”, Ding Shuang, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc tại Ngân hàng Standard Chartered cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Định giá lại thị trường khi Fed tăng lãi suất

    05:30, 24/01/2022

  • Fed: Lạm phát tăng cao sẽ nâng lãi suất

    11:08, 12/01/2022

  • Lo ngại suy giảm kinh tế, Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay

    17:50, 21/01/2022

  • Trung Quốc lo ngại dòng vốn “ồ ạt” tháo chạy

    21:17, 20/01/2022

  • Doanh nghiệp Trung Quốc không mặn mà với Nhân dân tệ kỹ thuật số

    05:00, 20/01/2022

DIỄM NGỌC