Xung đột Nga - Ukraine: Ngân hàng của Nga có thể bị cắt giao dịch quốc tế

NGUYỄN LONG 26/02/2022 11:15

EU đang xem xét lệnh trừng phạt cắt đứt Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, được gọi là đòn “vũ khí hạt nhân tài chính".

Xung đột Nga - Ukraine (Kỳ 1): Tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

Ngân hàng Trung ương Nga.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga.

Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết hôm 25/2 rằng Liên minh châu Âu EU sẽ sớm phân tích hậu quả của việc cắt đứt Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT trước khi quyết định có sử dụng "vũ khí hạt nhân tài chính" đó hay không.

Hệ thống SWIFT là một mạng lưới toàn cầu được hầu hết các tổ chức tài chính trên toàn thế giới sử dụng để chuyển các khoản tiền cho nhau và là nền tảng của hệ thống thanh toán quốc tế.

Sau cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine, các quốc gia EU đã quyết định về một gói trừng phạt sẽ bao gồm 70% thị trường ngân hàng Nga.

Tuy nhiên, một số quốc gia không muốn tiến xa hơn bằng cách cắt quyền truy cập của Nga vào mạng lưới chuyển tiền liên ngân hàng SWIFT do lo ngại về cách thức thanh toán cho hàng nhập khẩu năng lượng của Nga và liệu các chủ nợ của EU có được thanh toán hay không.

Do đó, các bộ trưởng tài chính EU họp tại Paris đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu đưa ra một phân tích "trong những giờ tới" về hậu quả của hành động đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết.

"SWIFT là vũ khí hạt nhân tài chính. SWIFT là thứ sẽ cho phép các tổ chức tài chính của Nga tách khỏi các tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới", Le Maire nói với các nhà báo bên lề cuộc họp ở Paris.

"Khi bạn có vũ khí hạt nhân trong tay, bạn hãy nghĩ trước khi sử dụng nó, một số quốc gia thành viên có sự dè dặt, Pháp không phải là một trong số đó", ông nói thêm.

Một xe thiết giáp của Ukraine trong cuộc diễn tập

Một xe thiết giáp của Ukraine trong cuộc diễn tập chiến thuật do Vệ binh Quốc gia Ukraine, Lực lượng vũ trang, các đơn vị hoạt động đặc biệt tiến hành (Ảnh: Reuters).

Xung độ Nga - Ukraine: Đồng Nhân dân tệ có phải nơi trú ẩn an toàn?

Một phát ngôn viên của chính phủ Đức trước đó cho biết vào 25/2 rằng việc loại Nga ra khỏi SWIFT sẽ rất khó thu xếp về mặt kỹ thuật và sẽ có tác động lớn đến các giao dịch đối với Đức và các doanh nghiệp Đức ở Nga.

Ông nói thêm rằng một số quốc gia đã chống lại việc áp dụng bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Nga liên quan đến việc cung cấp dầu và khí đốt và nói rằng Đức ủng hộ nếu Thụy Sĩ tham gia vào các lệnh trừng phạt.

Sau đó tại cuộc họp ở Paris, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói: "Chúng tôi cởi mở, nhưng bạn phải biết mình đang làm gì”.

Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine hôm 25/2 kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sử dụng tất cả ảnh hưởng của Washington để thuyết phục các nước châu Âu còn do dự, ông nói trên Twitter hôm thứ Sáu. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết tại cuộc họp bộ trưởng tài chính: “Tất cả các lựa chọn đều đang được đưa ra bàn với những tác động sâu rộng của việc cắt đứt Nga khỏi SWIFT.

"Lựa chọn này cũng phải được trình bày cho các quốc gia thành viên cùng với đánh giá về tác động chính xác để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt", ông nói thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Nga - Ukraine (Kỳ 1): Tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

    05:30, 26/02/2022

  • Xung độ Nga - Ukraine: Đồng Nhân dân tệ có phải nơi trú ẩn an toàn?

    05:00, 26/02/2022

  • Tác động toàn cầu của chiến sự Nga - Ukraine

    03:30, 26/02/2022

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền

    11:30, 25/02/2022

NGUYỄN LONG