Chỉnh “hàn thử biểu” của nền kinh tế

LÊ MỸ 17/05/2022 11:00

Thị trường chứng khoán đang có những bước đi trước nhưng khác xa so với bước đi của một “hàn thử biểu” phản ánh sát và sớm những dự báo, diễn biến của sức khỏe nền kinh tế theo sau.

>> VN-Index mất mốc 1.200 điểm, nhà đầu tư lo lắng

Hai năm COVID-19 vừa qua, tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức ngoạn mục đã khiến “nhiệt độ” hàn thử biểu có phần lệch pha, lệch nhịp so với sức khỏe thực của nền kinh tế.

VN-Index đã bị xuyên thủng ngưỡng 1.200

VN-Index đã bị xuyên thủng ngưỡng 1.200 điểm, xuống còn xuống 1.173,03 điểm trong phiên 16/5/2022

Cụ thể, nếu không tính năm 2020 - năm Việt Nam "thắng" COVID-10 với tăng trưởng GDP và chứng khoán, thì riêng năm 2021, trong khi kinh tế Việt Nam dù vẫn nằm trong nhóm tăng trưởng dương, thậm chí xuất khẩu đạt kỷ lục mới, vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, nhưng tác động của COVID-19 vẫn đã kìm chân khiến tăng trưởng GDP cuối năm chỉ ở mức 2,58%. Ngược lại, VN-Index sau những phiên lập kỷ lục của kỷ lục thị trường chứng khoán suốt hơn 22 năm, đã khép lại năm 2021 với mức tăng thêm tới 395 điểm, tương ứng tăng mạnh 36%. Quy mô thị trường chứng khoán “nở nồi” xấp xỉ 123% GDP, với 52 doanh nghiệp niêm yết lọt vào "câu lạc bộ" vốn hóa tỷ USD. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng tài khoản đăng ký mở mới lên chóng mặt với hơn 47%. Đến cuối năm, cả nước có hơn 4 triệu tài khoản chứng khoán tức tương đương hơn 4% dân số đầu tư chứng khoán.

Dĩ nhiên, tăng trưởng GDP dù dương nhưng thấp đồng nghĩa có rất nhiều khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn. Thậm chí, tăng trưởng GDP trong quý III/2021 của TP Hồ Chí Minh, TP đô thị đầu tàu kinh tế của cả nước, do COVID-19 mà lần đầu tiên mà có mức âm sâu sau 35 năm phát triển tại địa phương, đã kéo theo/ đi cùng là hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, phá sản, đình trệ. Một thị trường chứng khoán thăng hoa mang tính “hàn thử biểu” – thị trường tài chính bậc cao của nền kinh tế - song bất chấp khó khăn cục bộ của địa phương, doanh nghiệp hay nền kinh tế nói, vẫn lướt đi truớc tới quá xa, thành ra không thể phản ánh đúng nhiệt độ của sức khỏe kinh tế và doanh nghiệp dù là theo dự báo, theo kỳ vọng ngắn hạn, khiến nhiều chuyên gia cho rằng “chúng ta đang ở thời phải viết lại lý thuyết “hàn thử biểu” kinh tế”.

>> Bluechips “lau sàn”, VN-Index giảm sâu hơn 60 điểm

Năm 2022, kinh tế hồi phục mạnh mẽ với nhịp thích ứng COVID-19 và các kế hoạch phục hồi, phát triển phù hợp ở những tháng đầu năm. Chứng khoán có sự thận trọng, có nhịp điều chỉnh nhưng tăng trưởng của thị trường đã phần nào trở nên gần hơn với hơi thở của các lĩnh vực kinh doanh, của doanh nghiệp.

Nhưng những tác động ngắn hạn sau các giải pháp mạnh để trám, siết lỗ hổng thao túng thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu qua một số vụ việc của một số doanh nghiệp đã đột ngột khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh. Cho đến cuối tuần trước 13/5, VN-Index đã tuột dốc không phanh và đánh mất thành quả của toàn thị trường sau 2 năm COVID-19, trở về chạm đỉnh thấp ở 2018. Ngưỡng 1.200 điểm trở thành “ngưỡng đau thương” của không ít nhà đầu tư đã “mua đỉnh” chờ đón thời điểm tăng trưởng đột phá của nền kinh tế đi cùng là VN-Index trong kỳ vọng tương lai.

Điều nghịch lý là ở đợt tuột dốc này, VN-Index đi xuống thì sức khỏe của nền kinh tế lại mạnh lên. Hay nói cách khác là thị trường chứng khoán gần như "tách rời" ra khỏi diễn biến thuận chiều của nền kinh tế. Quý I/2022, tăng trưởng GDP đạt tới 5,03%. Và bước sang tháng 4, tháng bốc hơi mạnh nhất của VN-Index, thì nền kinh tế, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều lại có những bước tăng tốc.

Kỷ lục số lượng công ty đăng ký mới trong tháng 4

Kỷ lục số lượng công ty đăng ký mới trong tháng 4

Thống kê của CTCK Maybank Kimeng Việt Nam (MBKE) khẳng định tháng 4 chứng kiến sự phục hồi gần như hoàn toàn của tiêu dùng nội địa với: Doanh số bán lẻ +12% n/n, hành khách bay nội địa vượt qua mức trước đại dịch, và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp cho việc cả nước mở cửa trở lại với ghi nhận doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng 4.

IPP trong tháng 4 tăng 9,4%, mức cao nhất trong 1 năm

IIP trong tháng 4 tăng 9,4%, mức cao nhất trong 1 năm

Kết quả của khối doanh nghiệp niêm yết, theo MBKE, cũng đạt mức tích cực với: Lợi nhuận quý 1/2022 tăng trung bình 28% n/n (mặc dù mức so sánh cao của quý 1/2021) từ 8,6% n/n của quý 4/2021. Việc mở cửa trở lại biên giới mang lại lợi ích cho bán lẻ (+83%), thực phẩm (+57%), hậu cần hàng không (+68%) và hậu cần hàng hải (+62%).

Trong khi đó, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, trung tâm của nền kinh tế, phục hồi và tăng 32% n/n trong quý 1/2022 từ 8,3% trong quý 4/2021 và 18% trong quý 3/2021.

: Mặc dù mức so sánh cơ bản cao của Q1/2021, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong Q1/2022 vẫn tăng trưởng và phục hồi 28% so với cùng kỳ năm ngoái từ 8,6% trong Q4/2021

Mặc dù mức so sánh cơ bản cao của Q1/2021, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong Q1/2022 vẫn tăng trưởng và phục hồi 28% so với cùng kỳ năm ngoái từ 8,6% trong Q4/2021

Rõ ràng, ngay trên thị trường chứng khoán, đang có những chuyển động nghịch chiều với tâm lý của nhà đầu tư – nguồn cảm biến để tiếp nhận bước sóng của cơ thể thị trường - với các nhân tố/ thành phần tạo nên sức khỏe của thị trường thực. Nỗi lo ngại về cuộc biến động trên thị trường chứng khoán với các nhà đầu tư chưa quen với rủi ro đảo chiều vẫn đang hiện hữu và lấn át những điểm sáng, những tín hiệu mới hứa hẹn triển vọng thực sự cùng các cơ hội đầu tư ở mức định giá hấp dẫn nhất.

Theo CTCK MBKE, kết quả quý 1/2022 phù hợp dựa theo mục tiêu ban lãnh đạo các doanh nghiệp đề ra cho cả năm đạt 28,7% trong ĐHCĐ, cho thấy niềm tin kinh doanh ngày càng tăng. "Chúng tôi kỳ vọng việc mở cửa trở lại sẽ tiếp tục là chủ đề chính của thị trường trong những quý tới”, báo cáo của MBKE đánh giá.

Các chuyên gia của Công ty này cũng cho rằng: Cùng với kỷ lục đăng ký mới của các công ty vào tháng 4/2022, mục tiêu lợi nhuận cao cho thấy niềm tin kinh doanh ngày càng tăng nhờ việc mở cửa trở lại, đóng một phần quan trọng trong quỹ đạo phục hồi của Việt Nam sau đại dịch!

Hy vọng, sau đợt biến động lẫn áp lực bán vẫn đang diễn ra, nhà đầu tư trên thị trường sẽ sớm tìm được điểm tựa lớn hơn để “ký quỹ” lòng tin, đưa thị trường hòa chung một quỹ đạo, tiếp tục là “hàn thử biểu” đi trước nhưng không lệch nhiệt.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

    Vì sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước "lệnh" công bố thông tin giao dịch tự doanh?

    16:40, 15/05/2022

  • Đáy thị trường chứng khoán đã xác lập?

    Đáy thị trường chứng khoán đã xác lập?

    03:50, 16/05/2022

  • Đầu tư chứng khoán tháng 5: Chọn chiến lược để vượt khó

    Đầu tư chứng khoán tháng 5: Chọn chiến lược để vượt khó

    04:08, 16/05/2022

LÊ MỸ