Bài học đối với ngành ngân hàng từ rủi ro phá sản của Credit Suisse

DIỄM NGỌC 10/10/2022 03:00

Theo chuyên gia, sự kiện ngân hàng tài chính những ngày vừa qua cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc quản trị ngân hàng vững mạnh, đặc biệt là giảm những mâu thuẫn lợi ích tiềm ẩn.

>>Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn

Credit Suisse - ngân hàng khổng lồ gần 175 năm tuổi của Thụy Sĩ đang đương đầu với áp lực gia tăng liên quan đến sức khỏe tài chính, sau khi giá những trái phiếu có độ rủi ro cao nhất và chi phí bảo hiểm vỡ nợ của ngân hàng này tăng mạnh.

Nhìn lại 2 năm vừa qua, những “scandals” lớn trên thị trường tài chính toàn cầu đều có mặt Credit Suisse và đem lại những khoản lỗ lớn cho ngân hàng này (ảnh: WSJ)       

Nhìn lại 2 năm vừa qua, những “scandals” lớn trên thị trường tài chính toàn cầu đều có mặt Credit Suisse và đem lại những khoản lỗ lớn cho ngân hàng này (ảnh: WSJ)       

Theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence, chi phí bảo hiểm khả năng vỡ nợ của Credit Suisse trong hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Nhà đầu tư phải bỏ ra 335 Euro cho mỗi 10.000 Euro tài sản Credit Suisse mà họ nắm giữ, từ mức 250 Euro. Giá CDS kỳ hạn 1 năm tăng lên mức 483 Euro, đồng nghĩa nhà đầu tư phải trả nhiều hơn cho khả năng sớm xảy ra một vụ vỡ nợ của Credit Suisse.

Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính cho rằng, sự kiện ngân hàng tài chính những ngày vừa qua cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc quản trị ngân hàng vững mạnh, đặc biệt là giảm những mâu thuẫn lợi ích tiềm ẩn.

Giai đoạn nợ xấu đỉnh cao, lạm phát tăng, lãi suất tăng, bất động sản đóng băng năm 2011-2013, một vấn đề chính đặt ra ở giai đoạn đó là tách bạch giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.

“Trong đó, ngân hàng thương mại là hoạt động đi huy động tiền gửi và cho vay. Còn ngân hàng đầu tư là lấy tiền đi đầu tư vào các loại tài sản khác nhau. Bây giờ ngân hàng thương mại đi huy động tiền gửi rồi “ông bà chủ” ngân hàng đem đi đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những tài sản rủi ro cao, những dự án “sân sau” thì chuyện gì có thể xảy ra?”, ông Long đặt vấn đề.

Vị chuyên gia cũng nói thêm, việc Credit Suisse lâm vào tình trạng tài chính khó khăn hiện tại quá mờ nhạt. Nhưng thực tế nhìn vào đó mới thấy, đó là gốc của mọi vấn đề có nguy cơ phát sinh trong ngành ngân hàng.

CEO của Credit Suisse đã lên tiếng trấn an tình hình tài chính và thanh khoản của ngân hàng vẫn ổn. Nếu đánh giá dữ liệu hiện tại thì CET1 Ratio (thước đo khả năng thanh toán của ngân hàng để đánh giá sức mạnh vốn ngân hàng) quý 2/2022 của Credit Suisse khoảng hơn 13, còn tốt hơn cả của Goldman Sachs, nhưng ngang cỡ Lehman Brothers vào quý 3/2008. Credit Suisse sẽ công bố một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện ngân hàng này vào tháng tới và tách bạch hai hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.

“Nhìn lại 2 năm vừa qua, những “scandals” lớn trên thị trường tài chính toàn cầu đều có mặt Credit Suisse và đem lại những khoản lỗ lớn cho ngân hàng này. Vụ phá sản của Greensill và Quỹ Archegos với “gã khùng” Bill Hwang đã mất hơn 5 tỷ USD. Điều đó cho thấy khẩu vị rủi ro cao trong tài sản đầu tư của Credit Suisse.

>>Sửa Luật Giao dịch điện tử: Gỡ “nút thắt” cho hoạt động ngân hàng

Tại Việt Nam, việc huy động vốn trái phiếu khủng, đầu tư vốn rủi ro cao, ngân hàng thương mại làm chức năng huy động cho “ông bà chủ” là vấn đề lớn trong bối cảnh sức ép lạm phát, lãi suất, tỷ giá. Vậy, việc xử lý những hoạt động này có thể gây rúng động thị trường trong thời gian ngắn nhưng sẽ có tác dụng lành mạnh hoá cả từ thị trường ngân hàng đến thị trường chứng khoán. Như vậy, hành động bán tháo trên thị trường chứng khoán hay xếp hàng rút tiền có thể chỉ là do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý nhiều hơn”, ông Phan Lê Thành Long nhận xét.

Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính

Ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính

Có thể thấy, Credit Suisse đã gặp khó khăn vào đúng thời điểm tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh tăng vọt khiến Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) phải giải cứu các quỹ lương hưu lớn nhất của nước này và làm dấy lên mối lo về những rủi ro còn ẩn giấu trong hệ thống tài chính.

Hồi tháng 7, Credit Suisse cho biết sẽ tái cơ cấu bộ phận ngân hàng đầu tư và rút khỏi một số mảng kinh doanh khác để trở nên gọn gàng và ít rủi ro hơn, sau những “thảm hoạ” tài chính mà ngân hàng này đã vướng vào. Ngoài mảng kinh doanh lớn ở Thuỵ Sỹ phục vụ mọi đối tượng khác hàng, Credit Suisse còn cạnh tranh trên toàn cầu ở các mảng quản lý gia sản, ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.

Trong vòng 1 năm trở lại đây, Credit Suisse đã cải tổ bộ máy lãnh đạo, bao gồm bổ nhiệm một Giám đốc tài chính mới là ông Dixit Joshi - người vừa mới bắt đầu công việc khi ngân hàng này quay cuồng trong biến động. Trước đó, ông Joshi đã có một thời gian dài làm việc tại Deutsche Bank AG, đối thủ Đức của Credit Suisse.

Cùng với đó, CEO mới của Credit Suisse, ông Korner, cũng mới chỉ bắt đầu công việc vào tháng 7. Ông dự định đưa ra chiến lược mới của ngân hàng khi công bố kết quả kinh doanh quý 3 vào ngày 27/10, nhưng đang có nhiều lời kêu gọi Credit Suisse cần hành động nhanh chóng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Cân nhắc về trình tự chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng

    03:30, 09/10/2022

  • NHNN: Có biện pháp đảm bảo hoạt động chung của ngân hàng và SCB

    13:16, 08/10/2022

  • Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo không rút tiền trước hạn

    08:39, 08/10/2022

  • Sửa Luật Giao dịch điện tử: Gỡ “nút thắt” cho hoạt động ngân hàng

    04:00, 06/10/2022

  • Thể chế hoá các trụ cột chuyển đổi số ngành ngân hàng

    05:10, 05/10/2022

DIỄM NGỌC