DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản
Cần củng cố nội lực để thúc đẩy phục hồi nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
>>[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Dự báo Kinh tế - Vượt "cơn gió ngược" 2023
Phát biểu tại Tọa đàm: Dự báo Kinh tế - Vượt “cơn gió ngược” 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/12/2022, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, 3 “cơn gió ngược” của nền kinh tế hiện nay bao gồm chính sách thắt chặt tiền tệ, khó tiếp cận với nguồn tài chính tín dụng toàn cầu; Chiến tranh Nga - Ukraine; và kinh tế Trung quốc giảm tốc.
Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế có độ mở rất lớn và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Năm nay, Việt Nam xuất siêu khoảng 11 tỷ USD, lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732 tỷ USD. Ông Châu cho biết, "Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xa hơn với điều kiện cần vượt qua "cơn gió ngược" trong năm tới.
Theo ông Châu, trong toàn bộ bức tranh nền kinh tế bị tác động bởi COVID-19 và các cuộc khủng hoảng địa chính trị, thị trường bất động sản vẫn có một lĩnh vực giữ được sự tăng trưởng cho đến thời điểm hiện tại, đó là bất động sản công nghiệp dù vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro của năm 2023.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, ba "cơn gió ngược" đều là những tác động từ bên ngoài, ông Châu cho rằng, cần chú ý một số yếu tố để củng cố sức chống chịu của nền kinh tế trong nước.
Ông Châu cho biết, "mặc dù Việt Nam mở cửa sớm nền kinh tế, nhưng mở cửa bầu trời không đi đôi với thành quả đạt được cuối năm 2022, đây là điều cần rà soát lại để có những giải pháp thúc đẩy nền kinh tế phục hồi tăng trưởng".
Năm 2020-2022 là giai đoạn bất thường của các nước trên toàn cầu do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm 2022 là năm đặc biệt dị thường khi vừa thoát khỏi COVID-19 lại gặp xung đột địa chính trị. Những bất ổn này đã dẫn đến một loạt nguy cơ như lạm phát cao, suy thoái kinh tế, giảm tổng cầu trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, từ đó tác động lớn đến kinh tế Việt Nam.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đã thay đổi chính sách zero COVID để mở cửa nền kinh tế. Như vậy, đây không còn là “cơn gió ngược” gây trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Ông Châu nhận định, điều này cũng là một tin vui cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và thị trường bất động sản.
>>DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tăng trưởng tích cực từ quý 3 trở đi
>>DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp chủ động có kịch bản ứng phó
Ông Châu chi biết, dấu hiệu này cần hết sức lưu ý để khắc phục trong thời gian tới. Việt Nam có thị trường 100 triệu dân, đây là một yếu tố quan trọng. Yếu tố thứ hai là dân số vàng. Việt Nam đang cố gắng tận dụng dân số vàng và tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh. Đây cũng là động lực để phục hồi và phát triển kinh tế.
Thị trường bất động sản đã gặp khó khăn từ tháng 7/2015 cho đến nay do yếu tố lớn nhất là vướng mắc các các quy định pháp luật. Vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, từ 1/7/2015 cho đến nay vẫn chưa bố trí được nguồn tiền hỗ trợ của ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất để mua được nhà ở xã hội với lãi suất 4,8% từ 2022 trở về trước và 5% bắt đầu từ năm 2023.
Bên cạnh những vướng mắc về pháp lý, thị trường bất động sản cũng gặp vướng mắc về mất cân đối sản phẩm cùng một số yếu tố tác động khác như khó tiếp cận tín dụng, thị trường trái phiếu....
Do đó, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, ông Châu cho rằng cần phải hướng về nhu cầu thực. Mặt khác, để giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung, tập trung vào nhu cầu 100 triệu dân trong nước và đặt nền móng phát triển cho tương lai, ông Châu cho biết, Trung ương đã chỉ đạo tập trung tối đa nguồn vốn đầu tư công để phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
"Điều này không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài. Thị trường bất động sản sẽ được thụ hưởng những thành quả này", Chủ tịch HoREA nhận định.
Ông Châu cho biết thêm, dự kiến thu ngân sách nhà nước năm nay tăng 37%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhìn nhận, từ tháng 7/2022 tốc độ thu ngân sách giảm dần. Điều này cũng phản ánh chỉ số PMI bị giảm. Cùng với đó, thiếu các đơn đặt hàng dẫn tới thất nghiệp; Tiền VNĐ bị sụt giá. Giá bán bị giảm do tổng cầu trên toàn cầu giảm. Ông Châu đề nghị, cần có những động viên công bố kịp thời để củng cố niềm tin trên toàn xã hội.
Trong thời gian tới, để giải quyết vướng mắc về pháp lý, Ban chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết 18 yêu cầu hết năm 2023 phải sửa đổi xong Luật Đất đai và một số Luật liên quan để đảm bảo đồng bộ, trong đó có Luật Nhà ở, Luật KDBDS… 3 Luật này sẽ được thông qua trong cuối năm 2023 và có hiệu lực từ tháng 1/2024.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trương đầu tháng 1/2023 sẽ họp kỳ họp bất thường lần thứ hai để giải quyết các vấn đề nóng và bất động sản cũng đã được đề nghị đưa vào trong nội dung kỳ họp. Chính phủ trong 2 năm vừa qua đã tổ chức 18 cuộc họp chuyên đề về pháp luật để giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có các chỉ đạo trực tiếp để giải quyết những vướng mắc khó khăn của BĐS.
Ông Châu tin tường với những hành động quyết liệt để tháo gỡ vướng mắc pháp lý sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn bền vững, hướng về nhu cầu thực.
Có thể bạn quan tâm