DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Thanh khoản sẽ tốt hơn vào những tháng cuối năm 2023

Bài: THY HẰNG - Ảnh: NGỌC - HÙNG 27/12/2022 16:07

Ông Trần Ngọc Báu nhận định, lạm phát năm 2023 sẽ có chiều hướng giảm dần, khó khăn cũng sẽ qua và thanh khoản sẽ tốt hơn ở những tháng cuối năm.

>>>DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp chủ động có kịch bản ứng phó

Phát biểu tại Toạ đàm Dự báo Kinh tế - Vượt "cơn gió ngược" 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/12/2022, ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty Dữ liệu WiGroup cho biết, các chuyên gia, tổ chức quốc tế đã có nhận định về bức tranh kém lạc quan của kinh tế năm 2023.

Toạ đàm “Dự báo Kinh tế - Vượt cơn gió ngược 2023” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/12/2022

Toạ đàm Dự báo Kinh tế - Vượt "cơn gió ngược" 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/12/2022.

Theo ông Trần Ngọc Báu: "Năm 2023 dự báo kinh tế khó khăn hơn năm 2022. Các dấu hiệu đã bắt đầu với số lượng các đơn hàng của doanh nghiệp giảm từ những tháng cuối năm 2022 từ các chỉ số MPI, M2… đều giảm và kéo dài sang quý I/2023".

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, đây sẽ là yếu tố để Chính phủ mở thị trường tiền tệ để kích thích phát triển kinh tế. Do đó, tình hình thanh khoản có thể sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023.

Trước hết, phân tích về tình hình hiện tại, CEO WiGroup cho biết, dòng tiền đang chịu áp lực lớn. 

>>>[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Dự báo Kinh tế - Vượt "cơn gió ngược" 2023

ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty Dữ liệu WiGroup.

Ông Trần Ngọc Báu, CEO Công ty Dữ liệu WiGroup.

Theo ông Trần Ngọc Báu, thanh khoản hệ thống ngân hàng giảm nhanh chóng thể hiện qua việc lãi suất huy động 12 tháng tăng. Đặc biệt theo ông Báu, tổng cung tiền trong nền kinh tế (M2) đi ngang và giảm nhẹ cả năm qua. "Đây là hiện tượng chưa bao giờ xuất hiện trong 20 năm qua. Trong khi đó, tăng trưởng cung tiền cần 12-13% để cho nền kinh tế tăng trưởng", ông Báu nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết, tăng trưởng cung tiền YoY (so với cùng kỳ) chạm mốc thấp nhất trong 20 năm được thiết lập vào năm 2012. Theo ông, có ba nguyên nhân ảnh hưởng tới thanh khoản, do chênh lệch tín dụng và huy động, do lãi suất tăng và siết quá mạnh trái phiếu doanh nghiệp gây đổ vỡ niềm tin.

Toạ đàm Dự báo kinh tế vượt

Toạ đàm Dự báo kinh tế - Vượt "cơn gió ngược" 2023.

Đồng thời ông cho rằng, sự thắt chặt này không do vấn đề nội tại của chúng ta mà phần nhiều đến từ áp lực tỷ giá từ bên ngoài, khiến chúng ta phải thắt chặt và nâng lãi suất. Nhưng tỷ giá năm sau không còn thắt chặt, mà sẽ gia tăng bơm tiền, lãi suất từ quý II/2023 bắt đầu giảm.

Toàn cảnh Toạ đàm chiều ngày 27/12 tại TP HCM.

Toàn cảnh Toạ đàm chiều ngày 27/12 tại TP HCM.

"Lạm phát toàn cầu giảm nhanh, lạm phát Việt Nam lại được dự báo sẽ cao trong năm 2023. Chính phủ cũng đưa ra mức lạm phát 5% năm 2023 trong khi các năm trước chỉ là 4%, điều này cho thấy Chính phủ và các chuyên gia cũng nhận định lạm phát sẽ cao. Vì vậy, chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ cao những tháng đầu năm nhưng giảm dần, khó khăn cũng sẽ qua, thanh khoản sẽ tốt hơn ở những tháng cuối năm, là "ánh sáng cuối đường hầm” của một năm 2023 nhiều khó khăn",  CEO WiGroup nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Khơi thông nguồn lực của doanh nghiệp

    16:21, 27/12/2022

  • DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản

    16:00, 27/12/2022

  • DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Tăng trưởng tích cực từ quý 3 trở đi

    15:38, 27/12/2022

  • DỰ BÁO KINH TẾ 2023: Doanh nghiệp chủ động có kịch bản ứng phó

    14:32, 27/12/2022

Bài: THY HẰNG - Ảnh: NGỌC - HÙNG