Tăng sức mạnh từ chính sách tài khoá

TS. BÙI DUY TÙNG - Giảng viên kinh tế Đại học RMIT 27/01/2023 16:00

Chính sách tài khóa năm 2023 nên tiếp tục được thực hiện theo hướng kéo dài thời gian giãn các loại thuế, phí cũng như thúc đẩy đầu tư công theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

>>Chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột của nền kinh tế

Trong năm 2022, dư địa điều hành chính sách tiền tệ bị hạn chế nên hầu hết các nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đến từ chính sách tài khóa.


Dư địa hạn chế

Thu NSNN năm 2022 vượt dự toán do nền kinh tế duy trì đà phục hồi và phát triển tích cực. Tính đến tháng 12/2022, Bộ Tài chính công bố chi NSNN đạt khoảng 1.450 nghìn tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán. Trong tổng số này, chi đầu tư phát triển đạt 72,4% dự toán, chi thường xuyên đạt 88,1% dự toán. Những tín hiệu tích cực của chi NSNN là kết quả của các chính sách miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, tiền thuê đất nhằm giúp doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh sau thời gian giãn cách vì đại dịch.

Việc tiếp tục kiểm soát giá, cắt giảm thuế, hỗ trợ tài chính có mục tiêu và chi tiêu cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và vaccine COVID-19 dự kiến sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách lên 4% GDP trong năm 2022. Nợ chính phủ được kiểm soát tốt ở mức 43,1% GDP (số liệu vào năm 2021), thấp hơn mức quy tắc 60%, đã tạo nhiều không gian cho việc thực hiện chính sách tài khóa.

Tuy nhiên, việc các nước điều chỉnh mạnh chính sách tiền tệ, chống lạm phát đã tác động lớn đến các chính sách vĩ mô của Việt Nam trong năm 2022. Ngoài ra, tình hình quốc tế biến động khó lường như dịch bệnh, sự gia tăng giá cả đầu vào và giá xăng dầu, đã khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ thuế và đem lại một số hạn chế cho chính sách tài khóa của Việt Nam trong năm 2022.

>>CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 4): Phối hợp chính sách tài khoá – tiền tệ linh hoạt

Thứ nhất, thu ngân sách bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm từ quý III sang quý IV và khả năng đạt mức tăng trưởng thu cao như những năm qua trở nên rất khó khăn. Điều này gây ra sự kém bền vững cho NSNN. Kết quả tăng thu NSNN năm 2022 còn chưa bền vững do tỷ trọng gia tăng nguồn thu phần lớn đến từ tăng thu tiền sử dụng đất, thu từ tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, NSNN còn một số nguồn thu không đạt dự toán trong thời gian dài như nguồn thu từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp khi nhà nước thoái vốn.

Thứ hai, phân bổ nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương còn chưa đồng đều, tạo ra nhiều sự bất cập. Nhiều địa phương không thu đạt dự toán trong năm 2022.

Thứ ba, hậu quả của dịch bệnh COVID tiếp tục ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của một số các doanh nghiệp. Một bộ phận doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ về thuế và phí từ nhà nước. Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với các loại thuế như thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí vận chuyển, lưu kho hàng hóa. Một số doanh nghiệp chưa tiếp cận được chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của nhà nước do sự phức tạp về thủ tục hành chính.

Tăng khả năng phục hồi

Trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những rủi ro khó xác định được như rủi ro về địa chính trị, áp lực về lạm phát, áp lực về suy thoái kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu và truyền thống của Việt Nam... Do vậy, chính sách tài khóa năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn giai đoạn vừa qua.

Các chính sách kéo dài thời gian giãn các loại thuế, phái cũng như thúc đẩy đầu tư công kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì chính sách tài khóa hiệu quả cho nền kinh tế năm 2023. Ảnh minh họa

Các chính sách kéo dài thời gian giãn các loại thuế, phái cũng như thúc đẩy đầu tư công kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì chính sách tài khóa hiệu quả cho nền kinh tế năm 2023. Ảnh minh họa

Chính sách tài khóa năm 2023 nên tiếp tục được thực hiện với các chính sách kéo dài thời gian giãn các loại thuế, phí cũng như thúc đẩy đầu tư công theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 2022-2023. Nhà nước nên tiếp tục đưa ra các chính sách thuế, phí, lệ phí tương ứng với từng thời điểm nhằm tháo gỡ khó khăn và cải thiện sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp. Điều này góp phần xây dựng nguồn thu mang tính bền vững hơn cho chính sách tài khóa.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần chú trọng hơn trong việc giải ngân đầu tư công, bao gồm cả việc thực hiện Chương trình Phát triển Phục hồi Kinh tế, sẽ phần nào giúp bù đắp cho nhu cầu xuất khẩu dự kiến giảm xuống trong tương lai khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái. Khả năng giải ngân vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đến hết năm 2022 cũng cần đánh giá lại để Chính phủ đưa ra những giải pháp khắc phục và cải thiện trong năm 2023.

Ngoài ra, chính sách tài khóa cũng cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo ổn định giá cả trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước sẽ có nguy cơ tăng. Nhà nước cần xây dựng một chiến lược chi tiêu thận trọng nhằm kiểm soát tốt bội chi ngân sách, tập trung vào việc đảm bảo đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao tiềm lực của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách tài khóa vẫn là

    Chính sách tài khóa vẫn là "điểm tựa" để hỗ trợ doanh nghiệp “vượt sóng”

    04:00, 03/01/2023

  • Chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột của nền kinh tế

    Chính sách tài khóa đã và đang là trụ cột của nền kinh tế

    17:42, 28/10/2022

  • Loạt tài khoản các chủ doanh nghiệp bị call margin

    Loạt tài khoản các chủ doanh nghiệp bị call margin

    05:30, 02/11/2022

TS. BÙI DUY TÙNG - Giảng viên kinh tế Đại học RMIT