Cung tiền và thúc đẩy đầu tư
Tăng trưởng cung tiền M2 trong năm nay, theo dự báo của TS Cấn Văn Lực - chuyên gia ngân hàng- kỳ vọng tích cực khoảng 10%.
>> Không loại trừ khả năng giảm lãi suất điều hành nhiều hơn trong quý 3
Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Theo đó, NHNN cho biết từ ngày 10/3/2023 trở đi, để thực hiện mục tiêu tăng cung tiền, giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng và kéo dài kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày, không chỉ phát tín hiệu cung ứng vốn cho thị trường tiền tệ.
Cũng theo NHNN, thanh khoản hệ thống ngân hàng nay đã dồi dào hơn, song nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế phụ thuộc vẫn vào cầu thị trường xuất khẩu, chi tiêu nội địa. Doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng thì sẽ không có nhu cầu vay.
Quan điểm của NHNN, đã được thể hiện bằng hành động, là vừa hạ lãi suất điều hành, vừa “bơm” tiền nhằm hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng được thực hiện trong sự linh hoạt và thận trọng, không được xem là nới lỏng tiền tệ mở rộng như trước đây (khiến vận tốc cung tiền chậm lại).
Theo đó, có thể lý giải lượng cung tiền trong nền kinh tế, cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp trong quý I vừa qua, rõ ràng, có nguyên nhân vừa đến từ cầu thấp, vừa đến từ điều kiện tiếp cận vốn chuẩn thấp (nhóm này lại có nhu cầu vay vốn cao), không do ngân hàng thắt chặt. Hơn ai hết, ngân hàng hẳn sẽ phải sốt ruột khi huy động mà khó cho vay ra.
>> Giải nguy tái cấp vốn và "hạ cánh cứng" địa ốc
Nói cách khác là cùng với nỗ lực cung tiền, việc khơi dòng tiền, đang và sẽ đòi hỏi cú hích từ phía tài khóa.
Theo đó, đầu tư công cùng các chính sách giảm thuế, phí… sẽ góp phần tăng lực cho nhóm đang có nhu cầu vay gỡ khó, hồi sinh, cùng với đó giúp nền kinh tế có thêm lực lan tỏa hấp thụ vốn (đơn cử như đẩy nhanh các dự án đầu tư công…), đẩy nhanh vận tốc của tiền.
Chuyên gia World Bank nhấn mạnh, thúc đẩy đầu tư mới là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đánh giá cao vai trò của chính sách tiền tệ với nền kinh tế, song TS Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế- cũng cho rằng, năm 2023, chính sách tài khóa vẫn là chính sách chủ lực trong hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Theo ông, năm 2023=2024, chính sách tài khóa và tiền tệ cần phối hợp chặt chẽ hơn với nhau, kết hợp cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, cải cách hành chính.
Có thể bạn quan tâm