Hệ lụy từ “đại án” Hứa Thị Phấn: Số phận của hơn 100 doanh nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng?

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 30/06/2020 12:10

Đề nghị giữ nguyên công nhận 17 BĐS theo bản án hình sự sơ thẩm. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hơn 100 doanh nghiệp trong KCN, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Đó là chia sẻ của bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Tân Đông Hiệp (trước đây là Công ty TNHH Phú Mỹ), người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong “đại án” Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín (giai đoạn 2), với phóng viên DĐDN.

nhận 17 BĐS thuộc Tân Đông Hiệp theo bản án hình sự sơ thẩm. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hơn 100 doanh nghiệp trong KCN, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Tân Đông Hiệp: Nếu 17 BĐS thuộc Tân Đông Hiệp không được thực hiện theo bản án hình sự sơ thẩm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hơn 100 doanh nghiệp trong KCN, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Đề nghị giữ nguyên công nhận tại Bản án HS-ST...

Theo bà Chi, Bản án số 479/2019/HS-ST ngày 22/11/2019 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Bản án hình sự sơ thẩm), đã công nhận 17 Bất động sản tại Bình Dương thuộc quyền sử dụng của Công ty Tân Đông Hiệp, tức là của pháp nhân chứ không phải của Bị cáo Hứa Thị Phấn. Do đó, Công ty Tân Đông Hiệp mới là người có đầy đủ quyền tài sản đối với số bất động sản này. 17 bất động sản này thực tế hiện nay do Công ty Tân Đông Hiệp sử dụng, quản lý nằm trong Dự án khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, sau khi có Bản án sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VKSND TP HCM) đã có Quyết định Kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐ-VKS-P3 ngày 06/12/2019 đã kháng nghị theo hướng không công nhận 17 BĐS thuộc quyền sử dụng của Tân Đông Hiệp mà thuộc quyền sử dụng của ông Danh và giao về trả ông Danh là không đúng. Cụ thể, quan điểm của VKSND TP HCM kháng nghị cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần giữa bà Chi và bà Phấn chưa được công chứng và không được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận là không chính xác. Bởi, Luật Doanh nghiệp và Luật Công chứng không buộc Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp phải có công chứng. Theo quy định, khi tiến hành thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư cũng không yêu cầu cần phải có Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng.

Hợp đồng chuyển nhượng vào ngày 02/01/2012 có hai bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng ký, có xác nhận của Công ty Phú Mỹ và làm chứng của Văn phòng Luật sư. Vậy chuyển nhượng này là hoàn toàn hợp pháp và có hiệu lực pháp lý và tại thời điểm này theo biên bản họp hội đồng thành viên công ty Phú Mỹ đã bàn giao cho đại diện tiếp nhận và điều hành công ty theo hợp đồng chuyển nhượng. Và năm 2015 mới được đăng ký thay đổi trên Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương vì có tranh chấp thừa kế thành viên khác của Công ty, và chưa có hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp nên đến cuối năm 2014 khi Luật Doanh nghiệp được ban hành thì mặc dù có tranh chấp của thành viên khác chưa xong, nhưng theo Luật Doanh nghiệp công ty vẫn được cập nhật đăng ký. Vì vậy, quan điểm của Công ty Tân Đông Hiệp bác bỏ nội dung kháng nghị của VKSND TP HCM.

... vì số phận hơn 100 doanh nghiệp bị đe dọa

Nhận định về những vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng vốn giữa bà Chi và bà Phấn, Luật sư Chu Thị Trang Vân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng: Giá trị bà Chi nhận chuyển nhượng vốn của bà Phấn tại Công ty TNHH Phú Mỹ năm 2012 là 190.211.818.908 đồng “không phải như nhận định của VKSND TP HCM cho rằng bà Chi trả 90% cổ phần của bà Phấn để mua dự án tương đương 136 tỷ. Số tiền 136,7508 tỷ đồng là tiền Ngân hàng Đại Tín hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Phú Mỹ triển khai đầu tư Dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B tại Bình Dương. Qua đó nội dung hợp tác là Đại Tín đồng ý tương đương 10% tổng vốn đầu tư vào thời điểm tháng 10/2010. Hợp đồng hợp tác thanh lý vào năm 2017”.

17 bất động sản này thực tế hiện nay do Công ty Tân Đông Hiệp sử dụng, quản lý nằm trong Dự án khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện 17 bất động sản này thực tế do Công ty Tân Đông Hiệp sử dụng, quản lý nằm rải rác trong Dự án khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Như vậy 136.750.800.000 đồng là số tiền gốc được tất toán và thanh lý Hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Ngân hàng Đại Tín và Công ty TNHH Phú Mỹ từ thời điểm 2010, không phải là tiền mua Dự án như nhận định của VKSND TP HCM trong kháng nghị, mà đây là số tiền Bà Chi phải trả nợ thêm sau khi nhận chuyển nhượng công ty.

Do đó, theo Luật sư Vân, nhận định của VKSND TP HCM về 17 Bất động sản  ở Bình Dương, thuộc 114 Bất động sản đang bị kê biên đảm bảo nghĩa vụ cho 1 trong 29 khoản vay của Hứa Thị Phấn chuyển gia cho Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh và từ đó cho rằng 17 BĐS này ông Danh đã mua là không chính xác. Vì thời điểm ngày 06/6/2012 và 09/10/2012 bà Phấn và ông Danh ký kết Biên bản thỏa Thuận, Hợp đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan tại Ngân hàng TMCP Đại Tín cùng các phụ lục chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, các khoản đầu tư tài chính của bà Phấn tại Ngân hàng TMCP Đại Tín và chuyển nhượng một số tài sản thế chấp đảm bảo cho cho các khoản vay. Bà Phấn không bàn giao cho ông Danh 17 BĐS này vì lý do đây là tài sản của pháp nhân Công ty TNHH Phú Mỹ. Bà Phấn đã thông báo cho ông Danh biết rõ nên ông Danh cũng không phản đối nên mặc dù nhận bàn giao khoản vay nhưng không liệt kê 17 BĐS này để bàn giao trong phụ lục chuyển nhượng giữa ông Danh và bà Phấn. Về việc chuyển giao giữa bà Phấn và ông Danh cần nói rõ hơn đây là việc ông Danh chuyển tiền để mua 84% cổ phần của ngân hàng cho bà Phấn và thay vì chuyển tiền trực tiếp cho Bà Phấn để mua 84% cổ phần ngân hàng thì ông Danh chuyển tiền này thay bà Phấn thanh toán 29 khoản nợ vay đang có tại ngân hàng và trong đó có phụ lục ghi nhận là có bàn giao một số bất động sản theo phụ lục.

"Vì vậy, 17 BĐS này là của Công ty TNHH Phú Mỹ và nay là của Công ty Tân Đông Hiệp và công ty được quyền nhận lại từ Ngân hàng CB cùng với việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh" – Luật sư Vân nói.

Hệ lụy từ “đại án” Hứa Thị Phấn: Số phận của hơn 100 doanh nghiệp trong KCN có nguy cơ bị ảnh hưởng?

Hệ lụy từ “đại án” Hứa Thị Phấn có nguy cơ làm ảnh hưởng tới số phận của hơn 100 doanh nghiệp trong KCN.

Liên quan tới những hệ lụy và ảnh hưởng tới hơn 100 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Bà Lý Kim Chi, cho biết: Các bất động sản này cơ bản không có lối vào, bị các doanh nghiệp đã đầu tư vào Khu công nghiệp bao quanh và nằm rải rác, xen kẽ giữa đất sản xuất kinh doanh, đất cây xanh tập trung và đất công trình công cộng theo các quyết định của Thủ tướng và Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương đã phê duyệt. Do đó nếu giao cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác thì chỉ là kéo dài tranh chấp không đáng có và không thể thi hành án được và đó mới là “gây thiệt hại cho nhà nước”.

"Chính vì lẽ đó, chúng tôi không chấp nhận kháng nghị của VKSND TP HCM. Chúng tôi đề nghị giữ nguyên công nhận 17 BĐS đó thuộc Tân Đông Hiệp. Nếu không sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới số phận của hơn 100 doanh nghiệp và hàng nghìn công nhân trong KCN  đã được Thủ tướng phê duyệt, gây thiệt hại cho Nhà nước" – bà Chi đề nghị.

Liên quan tới vụ việc, chiều 29/6, TAND Cấp cao tại TP.HCM không tuyên án như dự kiến đối với đại án Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín TRUSTBank), giai đoạn 2 gây thiệt hại 1.338 tỉ đồng. Tòa quyết định quay trở lại phần xét hỏi.

Liên quan đến 17 bất động sản ở Bình Dương mà Tập đoànThiên Thanh và công ty Tân Đông Hiệp đều khẳng định là của mình, HĐXX tiếp tục hỏi cả hai bên.

Công ty Tân Đông Hiệp khẳng định các bất động sản này nằm rải rác trong khu công nghiệp ở Bình Dương và mang tên Công ty.

Trong khi đại diện của Tập đoàn Thiên Thanh phản đối và cung cấp chứng cứ thể hiện, 17 bất động sản này vẫn đứng tên nhóm cổ đông Phú Mỹ. Và đại diện này cũng khẳng định 17 bất động sản nằm trong danh sách các tài sản thoả thuận được bàn giao cho nhóm cổ đông Thiên Thanh.

Trước khi HĐXX nghị án vào hôm 24/6, ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh khẳng định có đủ cơ sở khắc phục 100% hậu quả, nếu toà chấp nhận cả bốn nội dung kháng cáo của họ.

Đồng thời Tập đoàn Thiên Thanh cũng ký văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi đến HĐXX đề nghị cơ quan thi hành án dân sự tạm dừng việc bán đấu giá các lô đất tại quận 2 trên.

Vì đang có kháng cáo yêu cầu hoàn trả khu đất cho Thiên Thanh để đảm bảo quyền thi hành án liên quan đến ông Danh.

Trước đó, ngày 10/6, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã ra thông báo về việc bán đấu giá các lô đất trên.

Trong vụ án này tại giai đoạn phúc thẩm, bà Phấn giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, ông Danh và tập đoàn Thiên Thanh ‘muốn lấy lại tài sản để đảm bảo thi hành án’.

Sau khi bất ngờ quay lại xét hỏi xong các bên, chủ toạ cho biết sẽ dừng lại việc tuyên án. Việc mở lại phiên toà sẽ thông báo sau.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại án ông Phạm Công Danh: 4.500 tỷ đồng không ra khỏi VNCB

    04:02, 27/12/2018

  • Chua xót khi còn nhiều đại án tham nhũng, dự án thua lỗ nghìn tỷ

    09:42, 26/05/2018

  • 5.000 xe Mercedes-Benz tại Việt Nam bị triệu hồi vì lỗi dây đai an toàn

    04:34, 22/12/2018

  • Ngày mai (18/4) sẽ xét xử đại án OceanBank lần 2

    09:44, 17/04/2018

  • Đại án liên quan đến ông Đinh La Thăng: Không có “kim bài” miễn tội cho bất kỳ vị trí nào

    15:41, 08/01/2018

  • Những "đại án" kinh tể nổi cộm trong 2017

    09:41, 04/01/2018

  • Đại án OceanBank: NHNN khẳng định ban hành Thông tư 02 đủ cơ sở pháp lý

    06:10, 25/09/2017

HƯƠNG GIANG - DUY LONG