Doanh nhân mang thân bị cáo “suốt đời” tại Bình Phước (Kỳ 5): Bản chất của vụ án là cho vay… “lãi suất cao”?

NGÂN GIANG 23/11/2020 04:30

Bản chất của vụ án là cho vay “lãi suất cao”, nhưng VKS lại không xác định được “đâu là nợ gốc và đâu là nợ lãi…”. Và đây chính là điểm mờ của vụ án khiến dự luận đặc biệt quan tâm.

Đó là nhận định của các luật sư và giới chuyên gia nguyên là thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, liên quan tới vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại Bình Phước.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, theo đơn kêu cứu của bà Ngô Minh Chiến – Giám đốc Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Tâm Đức – Bình Phước, với nội dung: năm 2010, Công ty của bà có ký hợp đồng vay ông Nguyễn Văn Tuệ số tiền 9 tỷ đồng để đáo hạn ngân hàng, trong đó, 8,3 tỷ là tiền gốc vay, 700 triệu là tiền lãi ông Tuệ lấy trước với lãi suất là 5%/tháng. Tuy nhiên, với những lý do suy thoái kinh tế, ngân hàng không giải ngân cho Công ty Tâm Đức theo hợp đồng tín dụng. Năm 2013, ông Tuệ tố cáo bà Chiến lên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước. Trong quá trình này, bà Chiến vẫn nhận nợ và đề nghị được giải quyết tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, cơ quan công an và VKS vẫn đề nghị Tòa án truy tố tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Bản chất của vụ án là cho vay “lãi suất cao”, nhưng VKS lại không xác định được “đâu là nợ gốc và đâu là nợ lãi…”. Và đây chính là điểm mờ của vụ án khiến dự luận đặc biệt quan tâm.

Theo các Luật sư, bản chất của vụ án là cho vay “lãi suất cao”, nhưng VKS lại không xác định được “đâu là nợ gốc và đâu là nợ lãi…”

Bản chất… cho vay “lãi suất cao”?

Để rộng đường thông tin về vụ việc nêu trên, trao đổi với DĐDN, một chuyên gia trong ngành tư pháp, nguyên là thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao (xin được giấu tên), cho rằng: Trong thực tiễn hoạt động xét xử của ngành tư pháp thì “ranh giới giữa các vụ án hình sự hay dân sự thực tế khá mong manh”. Đơn cử, mới đây nhất, qua theo dõi diễn biến tại các phiên xét xử vụ án “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Bình Phước” cho thấy, phần lập luận tại bản cáo trạng của VKS còn một số vấn đề chưa được các cơ quan tố tụng làm rõ. Cụ thể, tại phần tranh tụng giữa luật sư và VKS vẫn chủ yếu là tập trung và xoay quanh các vấn đề vi phạm tố tụng (thời gian kéo dài, số lần trả hồ sơ…), cũng như việc bị cáo luôn nhận nợ nhưng vẫn bị cơ quan công tố cho rằng “dùng thủ đoạn gian dối nhằm trốn nợ”. Tuy nhiên, một nội dung khá quan trọng nhưng các cơ quan tố tụng bỏ qua, chưa thực hiện, đó là: “chưa chứng minh và xác định được chính xác số tiền thiệt hại của bị hại là “gốc hay lãi”, đã dẫn đến việc chưa thể đánh giá đúng được bản chất của vụ việc.

“Bản chất của vụ việc là vay, mượn, cho vay “lãi suất cao” (cao hơn ngân hàng). Vậy thì số tiền mà bị cáo dùng thủ đoạn để chiếm đoạt số tiền của bị hại (theo cáo trạng của VKS), chính xác là bao nhiêu? Chiếm đoạt tiền gốc hay tiền lãi? Dường như tất cả những vấn đề này đều chưa ngã ngũ.

Thêm một vấn đề nữa cần phải chứng minh, đó là: “lãi suất cao” có phải nguyên nhân chính dẫn tới việc bị cáo không có khả năng trả nợ hay không, hay là còn có những tác nhân khác? Vì sao ngân hàng cam kết cho vay hạn mức tới 26 tỷ, nhưng thực tế mới giải ngân 10 tỷ? Vậy số tiền 16 tỷ mà ngân hàng chưa giải ngân đang ở đâu? Vì sao không giải ngân nữa? Tất cả những vấn đề này chưa được các cơ quan tố tụng làm rõ thì chưa đủ cơ sở để cho rằng đây là vụ án hình sự" - nguyên thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nhận định.

… và điểm mờ tại các bút lục

Quay trở lại diễn biến vụ án tại phiên xét xử đợt 3 diễn ra ngày 16/11/2020, tiếp tục ở phần xét hỏi, cả 06 Luật sư đại diện cho bị cáo Ngô Minh Chiến đều yêu cầu Tòa án kiểm tra lại các bút lục mà viện kiểm sát đưa ra trong công công văn gửi Tòa.

Bởi, theo các Luật sư, trong phần cáo trạng có nhiều điểm chưa được làm rõ, cụ thể: Viện kiểm sát đã viện dẫn các bút lục 191, 192, có nhiều điểm mờ. Thực tế, qua đối chiếu hồ sơ,“các bút lục này có nội dung khácvới bút lục trong hồ sơ của Tán”? Hai hồ sơ khác nhau, phải chăng VKS có hồ sơ riêng, và điều này có vi phạm tố tụnghay không đề nghị HĐXX làm rõ.

theo các Luật sư, trong phần cáo trạng có nhiều điểm chưa được làm rõ, cụ thể: Viện kiểm sát đã viện dẫn các bút lục 191, 192, có nhiều điểm mờ. Thực tế, qua đối chiếu hồ sơ,“các bút lục này có nội dung khác với bút lục trong hồ sơ của Toà án”?

Cả 06 Luật sư cho rằng, Viện kiểm sát đã viện dẫn các bút lục 191, 192, có nhiều điểm mờ. Thực tế, qua đối chiếu hồ sơ,“các bút lục này có nội dung khác với bút lục trong hồ sơ của Toà án”?

Đáp lại câu hỏi của các Luật sư, đại diện VKS cho rằng, các bút lục chỉ bị sai về số hiệu (đánh nhầm), do đó vẫn giữ nguyên các yêu cầu buộc tội của cáo trạng, dù phiên xử trước có thừa nhận vi phạm tố tụng. Đồng thời, VKS cũng khẳng định việc truy tố, buộc tội bị cáo là hoàn toàn có cơ sở, căn cứ vào các lời khai chối nợ của bị cáo trong lúc làm việc với cơ quan điều tra. Và trong vụ việc này không có chuyện chia chác lợi ích với bị hại”?.

Về phía bị hại, khi được HĐXX hỏi về số tiền bị cáo còn nợ mình theo cáo trạng nêu là đúng hay sai? Bị hại Nguyễn Văn Tuệ khẳng định: “Thật sự bị hại không biết con số 2,2 tỷ đồng như cáo trạng nêu là từ đâu ra, nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với con số này, dù có bị thiệt thòi so với số tiền thực tế bị cáo còn nợ tôi”. Đồng thời, ông Tuệ cũng cho rằng, bản thân cũng không hiểu con số 3,5 tỷ đồng mà bị cáo xác nhận còn nợ mình là tính tiền gốc hay tiền lãi? Tuy nhiên tới giờ phút này, mục đích duy nhất của bị hại là muốn nhanh chóng lấy đủ số tiền đã cho bị cáo Chiến vay theo biên bản xác nhận công nợ có giá trị nhất vào ngày 25/4/2012.

Và trong vụ việc này “không có chuyện chia chác lợi ích với bị hại”

Đại diện VKS cho biết, trong vụ việc này “không có chuyện chia chác lợi ích với bị hại”

Đặt vấn đề về các nội dung tại bản cáo trạng, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, người bảo vệ quyền lợi bị cáo Chiến, cho rằng: theo hồ sơ được công bố tại phiên toà, ngay từ khi Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bình Phước, bắt đầu lấy lời khai của bị cáo Chiến. Và tại biên bản lấy lời khai ngày 20/2/2014, thì bị cáo Chiến đã khẳng định: “Tờ giấy xác nhận nợ ngày 25/4/2012 là do ông Tuệ soạn thảo và đưa Chiến ký… Theo thoả thuận miệng giữa Chiến và ông Tuệ thì tiền “lãi” còn lại khoảng 3,5 tỷ đồng, hiện nay chưa trả được là do ngân hàng chưa giải ngân hết cho tôi với tổng số tiền còn lại là 16 tỷ”.

Do vậy, theo Luật sư Thiệp, căn cứ vào các chứng cứ và tình tiết trên có thể nói, đây là một hiện tượng thể hiện rất rõ trong vụ án này là “hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự” của các cơ quan tiến hành tố tụng. Và không biết đây là “tai nạn” vô tình hay cố ý, nhưng việc các cơ quan tố tụng “tước bỏ” quyền thực hiện nghĩa vụ dân sự (nhận nợ) của bị cáo Chiến và đẩy sự việc đi quá xa khi không có gì thiệt hại cho ông Tuệ (bị hại) lại rất đáng lên án. Cách làm của bị hại và cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ thiếu công tâm, khách quan mà còn đi ngược với nguyên tắc có lợi cho bị cáo (nguyên tắc suy đoán vô tội)”. Việc bị hại dùng cơ quan pháp luật để can thiệp, bảo vệ cho hành vi cho vay “lãi suất cao”, là một trong những nội dung đi ngược với chủ trương mà người đứng đầu Chính phủ và các Bộ ban ngành nhiều lần nhắc tới là “không hình sự hoá quan hệ kinh tế dân sự”  – Luật sư Thiệp nêu.

Ở phần nội dung này, HĐXX yêu cầu VKS đối đáp lập luận của Luật sư bào chữa là “nợ gốc hay lãi”, đại diện VKS cho rằng, nợ gốc và lãi là khác nhau, nhưng vấn đề này “ngay từ đầu VKS không có căn cứ nào để xác định số tiền chốt đâunợgốc hay lãi”?.

Kết thúc phần tranh luận, phát biểu trước giờ nghị án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Bùi Thanh Thảo, nhận định:Đây là vụ án đơn giản. Nhưng nhiều khái niệm còn mớivà ngay chính ông cũng sẽ khó khăn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng về việc này.

Do đó, HĐXX quyết định nghị án kéo dài đến ngày 23/11/2020, để xem xét các vấn đề, chứng cứ một cách thận trong, đảm bảo tính hợp pháp, tính liên quan và khách quan.

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT TỪ 5-10/10: Hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự: Nguy cơ doanh nhân mang thân phận bị cáo… "suốt đời”

    15:00, 11/10/2020

  • Hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự: Nguy cơ doanh nhân mang thân phận bị cáo… "suốt đời”

    04:30, 06/10/2020

  • Hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự: 9 năm đi tìm, lời giải vẫn bằng không?

    04:30, 19/09/2020

  • Hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự: Gần 8 năm, 1 nỗi oan “lơ lửng”?

    04:50, 18/09/2020

  • Hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự: “Mượn” pháp luật để… “làm càn”!?

    06:10, 01/08/2020

NGÂN GIANG