Xu hướng "thời trang thân thiện" lên ngôi

Theo Doanh nhân và Pháp luật 18/06/2021 10:24

McCartney làm quần áo từ nguyên liệu thực vật, Prada thiết kế váy lộng lẫy bằng 100% nylon tái chế.

Ảnh: The Vegan Review

Ảnh: The Vegan Review

Bên cạnh đó, RealReal và Vestiaire Collective, hai nhãn hàng cao cấp chuyên phân phối lại quần áo cũ đã huy động được hàng trăm triệu USD vốn đầu tư trong bối cảnh xu hướng thời trang bền vững ngày càng được ưa chuộng.

Trong lịch sử phát triển của mình, thời trang vốn bị đánh giá là một ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường. Tuy nhiên thực trạng này đang dần thay đổi trong năm 2021 nhờ một số xu hướng thời trang mới đặt tính bền vững lên hàng đầu. 

Da thuần chay trên thị trường xa xỉ

Ảnh:Stella McCartney

Ảnh: Stella McCartney

Trong nhiều năm qua, da giả làm từ nhựa là lựa chọn duy nhất nếu các nhà thiết kế không muốn dùng đến các loại da động vật. Tuy nhiên hiện tại các nhà khoa học đã phát minh ra các chất liệu giả da mới làm từ thực vật như nấm, rượu vang, xoài, xương rồng, dứa, táo,...

Xu hướng da giả "thuần chay" đang được đón nhận một cách tích cực bởi cả các hãng thời trang xa xỉ. Đầu năm nay, hãng thời trang biểu tượng của thế giới - Hermès đã gây sốc khi ra mắt mẫu túi Victora nổi tiếng làm từ sợi nấm và rễ nấm. 

Nhà thiết kế nổi tiếng Stella McCartney cũng hợp tác với Bolt Threads để ra mắt sản phẩm may mặc bằng da nấm đầu tiên của mình. Nguyên liệu làm nên bộ quần áo được gọi là Mylo, được tạo ra từ rễ nấm. 

Link dẫn: https://doanhnhan.vn/xu-huong-thoi-trang-than-thien-len-ngoi-mccartney-lam-quan-ao-tu-nguyen-lieu-thuc-vat-prada-thiet-ke-vay-long-lay-bang-100-nylon-tai-che-40632.html

Tính bền vững chạm đến sàn diễn

Khái niệm "thời trang bền vững" trước đây dường như chỉ dành cho các thương hiệu nhỏ. Các sản phẩm may mặc thân thiện với môi trường hầu hết chỉ là các sản phẩm đơn giản như đồ bơi, đồ thể thao,...

Tuy nhiên "thời trang bền vững" chứng tỏ mình là xu hướng của tương lai khi xuất hiện trên nhiều thiết kế nổi tiếng và được đem lên các sàn diễn thời trang danh giá. 

Ảnh: PradaẢnh: Prada

Tiêu biểu cho xu hướng này có thể kể tới bộ sưu tập mới của Coach do Marine Serre và Stuart Vevers thiết kế bao gồm các mẫu áo khoác, váy và áo được chế tác nên từ mảnh vải vụn. Trong khi đó nhà thiết kế Gabriela Hearst thì ra mắt bộ sưu tập đầu tay sử dụng vật liệu thô thân thiện với môi trường thay vì sử dụng sợi tổng hợp. 

Tại Prada, nhà thiết kế Muiccia Prada và Raf Simons đã hợp tác cùng nhau để tạo nên chiếc váy lộng lẫy làm từ 100% nylon tại chế. Trước đó Prada cũng đã sử dụng chất liệu này để sản xuất các mẫu ba lô và ví của mình. 

Xu hướng tối giản

Đại dịch Covid-19 khiến các hãng thời trang chật vật sống sót với doanh số thấp và ngân sách eo hẹp. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với người tiêu dùng và điều này khiến cả hai bên đang dần học cách từ bỏ xu hướng thời trang theo mùa để chuyển sang các lựa chọn "xanh" hơn. 

Ảnh:capsule_wardrobe_diaryẢnh: capsule_wardrobe_diary

Thay vì chạy theo các "mốt" mới nhất như trước đây thì trong năm 2021, các thiết kế sử dụng màu sắc trung tính, cổ điển như áo phông và quần jean lại được khách hàng ưa chuộng. 

Thói quen mua sắm mới này chắc chắn là một tin tốt với môi trường bởi theo thống kê, 84% tổng số quần áo thường kết thúc ở bãi chôn lấp sau khi "hết mốt". 

Đồ cũ trở nên sành điệu

Ảnh:vestiairecoẢnh: vestiaireco

Nếu bạn vẫn nghĩ về những cửa hàng tồi tàn mỗi khi ai đó nhắc đến đồ cũ thì có lẽ năm 2021 sẽ là thời điểm để bạn thay đổi nhận định này. Việc sử dụng lại đồ cũ đã trở thành một xu hướng mới trong năm nay, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng mà còn rất hữu ích cho hành tinh của chúng ta. 

Như đã đề cập ở trên, sử dụng lại đồ cũ giúp giảm lượng quần áo bị vứt đi ở bãi rác, đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Hiện nay thậm chí đã có nhiều nhãn hàng sang trọng chuyên bán lại đồ cũ như RealReal và Vestiaire Collective. 

RealReal được biết đã huy động được tới 350 triệu USD trước khi chính thức IPO vào năm 2019. Trong khi đó Vestiaire Collective của Pháp thì huy động được 218 triệu USD, chứng minh xu hướng không thể chối bỏ của thị trường bán lại quần áo. 

Theo Doanh nhân và Pháp luật