Cuộc cách mạng trong tư duy
“Sống xanh”, “đầu tư xanh”, “phát triển bền vững” là những cuộc cách mạng trong tư duy, mang tính triết học.
Trong bộ phim hoạt hình “Humans Cruel Selfish Stupid Destroy Environment (“Sự ngu ngốc của con người tàn phá môi trường”), bước chân người đàn ông xuất hiện lần đầu tiên trong thế giới hoang dã dẫm nát con kiến..., anh ta bắn giết tất cả xây nên thành phố, hưởng thụ vô vàn của ngon vật lạ.
Chặng cuối trong hành trình tiêu diệt muôn loài, anh ta ngập ngụa trong rác, khói bụi và bệnh tật. Anh ta leo lên một chiếc ngai vàng trên núi cao như đầy u uất ai oán. Cuối cùng chiếc đĩa bay xuất hiện, sinh vật lạ bước ra “thế thiên hành đạo”.
Loài người rốt cuộc cũng sực tỉnh kêu gọi nhau ngừng ngược đãi tự nhiên, nhưng không ăn thua. Thiên tai, địch họa, Virus Corona xuất hiện, biến đổi khí hậu nhanh chóng đặt ra vài cầu hỏi rất lớn, rất triết học, buộc có lời giải nếu muốn tiếp tục tồn tại.
Con người ở vị trí nào trong muôn loài? Thiên nhiên là đối tượng thấp kém để con người có thể chính phục? Thiên nhiên là “cái trong ta” hay cái “ngoài ta”? Làm sao phát triển song trùng với bảo vệ thiên nhiên?
Cách đây nhiều nghìn năm những nhà thông thái vĩ đại nhất đều “kiêng dè” một thế lực khi bàn về thế giới. Các nhà duy tâm luận gọi là “Thượng đế”, những nhà Thần học gọi là “đấng tạo hóa”, những nhà tôn giáo xem là “đấng tối cao”, đối với người Việt là “Trời”, người Trung Quốc là “Thần thánh”, người Hy Lạp là hệ thống các vị Thần.
Những gì không giải thích được, hoặc chưa nhận thức hết thường bị thần bí hóa, tôn thờ tuyệt đối. Đó chính là THIÊN NHIÊN. Như vậy trí tuệ cổ nhân đã nhận thức được con người vừa là một bộ phận không thể tách rời tự nhiên, đồng thời tự nhiên không hề “thấp kém” hơn ta.
“Sống xanh”, “đầu tư xanh”, “phát triển bền vững” là những cuộc cách mạng trong tư duy, mang tính triết học. Vì sao nói vậy? Vì nhận thức - như triết học giải thích là một quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng; từ cảm tính đến lý tính, từ tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận. Mất mấy nghìn năm để loài người đạt được nhận thức này.
Điều này có ý nghĩa ra sao? Như vậy là đã có một sự thay đổi cực kỳ lớn trong cách suy nghĩ về thiên nhiên. Cái “thiên nhiên là bản thân ta” mà hàng ngàn năm ta cứ mặc nhiên thừa nhận ngày nay nằm trong tầm kiểm soát của ta nhiều hơn nhờ một số phát kiến khoa học - kỹ thuật. Như thế thì phải làm sao?
Như vậy thì phải chấm dứt thái độ ngạo mạn “chinh phục tự nhiên”, đừng xem chặn sông, lấn biển, bạt núi, xẻ rừng là thành tích đáng tự hào. Hãy xem thế giới là một chỉnh thể mà bất cứ hành động sai trái nào cũng để lại di họa. Về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, triết học duy vật biện chứng đã giảng dạy ở Việt Nam rất lâu.
Có thể bạn quan tâm