Cân bằng cảm xúc trong công việc

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam 28/04/2022 10:27

Cuộc sống hiện đại diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh và những áp lực bạn gặp phải cũng nhiều hơn trước.

kj

Để có thể kiểm soát và giữ cho cảm xúc của bản thân luôn ở trạng thái tích cực bạn cần cố gắng rèn luyện và điều chỉnh mỗi ngày.

Chúng ta rất dễ dàng phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, có thể là sự lo lắng, sợ hãi hoặc nổi giận cáu gắt và chúng ta khó có thể làm chủ được cảm xúc của bản thân.

Quản lý cảm xúc giúp tốt sẽ giúp bạn làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn.

Kỹ năng quản lý cảm xúc không phải tự nhiên mà có. Để có thể kiểm soát và giữ cho cảm xúc của bản thân luôn ở trạng thái tích cực bạn cần cố gắng rèn luyện và điều chỉnh mỗi ngày. Hãy cùng nhau tìm hiểu 5 bí kíp quản lý và cân bằng cảm xúc một cách hiệu quả nhất nhé.

1. Điều chỉnh các hành động của cơ thể

Bạn có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất... Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể, bạn sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn và sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy mình.

2. Vận dụng trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc - EQ là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận biết rõ ràng đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với mọi người. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Trí tuệ cảm xúc còn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của bạn vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng, giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn.

3. Sử dụng những từ ngữ tích cực

Thay vì suốt ngày sử dụng những ngôn từ tiêu cực để than vãn về mọi việc xảy ra xung quanh, thì bạn hãy học cách sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình. Vận dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực đến những người giao tiếp với bạn. Ví dụ như khi bạn và đồng nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm, bạn có thể lựa lời nói sao cho đối phương không bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hay bác bỏ quan điểm của đồng nghiệp. Việc này sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho đối phương, khiến mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng. Hãy chọn cách diễn đạt hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ của bạn.

4. Rèn luyện sự tự tin

Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản lý cảm xúc trong khi giao tiếp bạn cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau: luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn; hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi; can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân; thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

5. Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Quản lý cảm xúc đơn giản là việc bạn lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực. người quản lý cảm xúc thành công là người không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói của họ.

Bạn nên chú ý các điểm sau: ý thức trách nhiệm bản thân trong mọi việc, không đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm; không bào chữa cho những sai lầm, hãy can đảm nhận lỗi và quyết tâm sửa đổi; không quá đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ; loại bỏ những ngôn từ tiêu cực khỏi từ điển hàng ngày của bạn, hãy thay vào đó bằng những ngôn từ tích cực, tươi sáng và những lời khen.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam