Có 3 giấc ngủ mà nếu bạn cứ tiếp tục đâm đầu vào, mạng sẽ còn mỏng hơn cả tờ giấy

Theo Trí thức trẻ 28/10/2020 01:00

Có người nói: “Công việc giống như quả bóng tennis, rơi xuống rồi vẫn có thể nảy lên lại; nhưng sức khỏe lại là quả bóng thủy tinh, rơi là vỡ…”.

 Trước mặt sức khỏe, công việc có tốt tới đâu cũng không là gì. Đời người ngắn ngủi, phải đối xử thật tốt với cơ thể mình.

Shakespeare nói: "Mọi vật có sự sống, đều không tách ra khỏi sự điều hòa của giấc ngủ."

Đời người, thời gian dùng để ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian.

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Nhưng, "vật cực tất phản", không phải cứ ngủ càng nhiều là càng tốt, một giấc ngủ điều độ, hợp lý mới có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Có 3 giấc ngủ mà nếu cứ cố chấp, mạng bạn sẽ còn mỏng hơn cả tờ giấy.

Ngủ nướng

"Thời gian quý giá nhất là buổi sáng", "chim dậy sớm mới có sâu ăn", một người trải qua buổi sáng như nào, cuộc đời anh ta về cơ bản sẽ giống như vậy.

Franklin từng nói: "Tôi chưa từng thấy người dậy sớm, chịu khó, ca thán vận mệnh không tốt."

Những người yêu thương và nhiệt huyết với cuộc sống, phần lớn đều là những người ngủ sớm dậy sớm, họ không bao giờ ngủ nướng, mở mắt rồi mà vẫn lười biếng nán lại trên giường, để giấc ngủ chiếm lấy khoảng thời gian đáng nhẽ nên dùng để tận hưởng cuộc sống.

Ngược lại, những người sống kiểu tạm bợ, lại vô cùng thích ngủ nướng.

Họ luôn ôm cái ảo tưởng "có thể ngủ tới khi nào thích dậy thì dậy, có thể đếm tiền tới mỏi tay", nhưng lại không bao giờ chịu nỗ lực, không muốn thay đổi những thói quen không tốt của mình.

Mà không biết rằng, những người mà chuông báo kêu rồi vẫn không dậy, chỉ có thể sống một cuộc đời tầm thường.

Có những người còn có thói quen lên giường ngay sau khi no bụng, mà không biết rằng, đó là hành vi rất hại cho sức khỏe.

Cuốn "Hoàng đế nội kinh", một tài liệu y học cổ của trung Quốc có viết: "Vị bất hòa tắc ngọa bất an", ý muốn nói, dạ dày không ổn đi ngủ sẽ không ngon.

Một giấc ngủ điều độ, vừa phải, mới là bí quyết cho một cơ thể khỏe mạnh.

Giấc ngủ liên quan tới cảm xúc

Đi ngủ, vốn dĩ là một hành động để thư giãn, không chỉ để giải tỏa những áp lực của một ngày, mà còn giúp sạc điện cho ngày mai, nhưng có những người lại luôn thích mang cảm xúc của mình theo lên giường ngủ.

Nhiều khi, vừa tranh cãi với người ta xong liền đỏ mặt tía tai trèo lên giường chum chăn kín đầu.

Nhiều khi, vì ngày hôm sau có chuyện quan trọng phải làm, nên cứ lo nghĩ mãi về chuyện đó, khiến giấc ngủ không được sâu, hôm sau, tỉnh sớm hơn cả dự kiến.

Nhiều khi, vì lo lắng mình bị mất ngủ mà càng lo lắng lại càng không ngủ được, cứ như vậy lặp lại ngày này qua tháng khác.

Nhiều khi, vì xảy ra chuyện gì đó khiến mình nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực như lo âu, buồn bã, nghi ngờ, mệt mỏi…, dẫn đến cả đêm mất ngủ.

Khi đại não ở trong trạng thái phải căng ra, chúng ta sẽ rất khó đi vào giấc ngủ.

Trải qua một ngày mệt mỏi, nhưng lại không được nghỉ ngơi đầy đủ, kéo dài một khoảng thời gian như vậy, cơ thể sẽ trở nên yếu ớt, và bệnh tật sẽ thừa thời cơ để tấn công.

Có câu nói như này: "Mọi bệnh tật trên đời, đều là bại tướng dưới tay cảm xúc."

Đêm khuya tĩnh mịch, đại kị nhất là không được suy nghĩ lung tung.

Cứ bình thản, thả lỏng, đừng nghĩ ngợi gì, đó mới là thứ thuốc chữa mất ngủ hiệu quả nhất.

Giống như Hómēros, một trong những nhà thơ Hy Lạp cổ đại xuất sắc nhất từng nói:

"Đi ngủ, nghĩa là một khi đã nhắm mắt, mọi ưu phiền hoan hỉ, đều quên hết."

Tâm bất tạp niệm, tự nhiên sẽ mơ đẹp.

Giấc ngủ đảo lộn ngày đêm

Người xưa có câu: "Một đêm không ngủ, 10 đêm không tỉnh".

Ý muốn nói, nếu thiếu đi giấc ngủ của một đêm, dù có bù đắp bằng 10 đêm tiếp theo, cũng khó có thể bù đắp được những tổn hao mà một đêm thức trắng đó gây ra.

Trong cuộc sống, rất nhiều thanh thiếu niên cậy mình còn trẻ, còn có sức khỏe mà liên tục thức đêm, ngày đêm đảo lộn.

Mà không biết rằng, những "tài khoản sức khỏe" bị thấu chi đều đã được ghi lại trong sổ ghi nợ của Diêm Vương.

Nếu nói người trẻ thức đêm là vì còn trẻ, vậy thì người trung niên thức đêm là vì bất lực.

Bất lực vì sinh kế, vì gia đình, vì trên có già dưới có trẻ…

Một người đàn ông nọ mỗi ngày đều tăng ca tới 2h sáng, từng thử làm việc liên tiếp trong 70 tiếng đồng hồ, kết quả được chuẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối.

Một bà mẹ hai con thức đêm làm việc đột tử qua đời, ngày hôm sau khi được phát hiện, mắt của cô ấy vẫn đang dán vào màn hình điện thoại.

Một người đàn ông nhập viện điều trị vì hay thức đêm, hôn mê suốt 3 ngày, sau khi tỉnh dậy không thể tự chăm sóc bản thân.

Có người nói: "Công việc giống như quả bóng tennis, rơi xuống rồi vẫn có thể nảy lên lại; nhưng sức khỏe lại là quả bóng thủy tinh, rơi là vỡ…"

Trước mặt sức khỏe, công việc có tốt tới đâu cũng không là gì.

Có câu: "Nhạt xuất nhi tác, nhật lạc nhi tức"

Ý muốn nói, mặt trời lên ta cũng đi làm việc, mặt trời xuống núi, cũng là lúc nghỉ ngơi.

Phương pháp dưỡng sinh tốt nhất chính là những thói quen sinh hoạt tốt.

Đời người ngắn ngủi, phải đối xử thật tốt với cơ thể mình.

Không ngủ nướng, không lo âu thái quá, không lẫn lộn ngày đêm, không chỉ là trách nhiệm với sức khỏe của mình, mà còn là trách nhiệm với cả gia đình.

Theo Trí thức trẻ