Có thể bãi bỏ thêm ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

ĐỖ HUYỀN 10/02/2021 04:30

Đây là một trong những kiến nghị nổi bật của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh.

Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sau đây gọi là Danh mục) của Luật Đầu tư từ năm 2014, 2016 đến 2020 có nhiều thay đổi theo hướng thu hẹp dần các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (từ 267, 243 đến 227).

VCCI cho rằng vẫn có thể bãi bỏ thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

VCCI cho rằng vẫn có thể bãi bỏ thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Từ việc minh bạch hóa tất cả các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho đến bãi bỏ các ngành, nghề không còn phù hợp, Danh mục hiện tại đã thể hiện được tinh thần cải cách và nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào Danh mục này tại Luật Đầu tư 2020, nhóm nghiên cứu của VCCI cho rằng vẫn có thể đưa ra khỏ Danh mục một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nữa.

Về nguyên tắc, các chuyên gia thuộc Ban pháp chế VCCI cho rằng: các ngành, nghề không liên quan trực tiếp hoặc không chứng minh được có ảnh hưởng trực tiếp tới các nội dung quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (gọi chung là lợi ích công cộng) hoặc đã được quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc chất lượng đầu ra của ngành ngề đó do thị trường, khách hàng lựa chọn, sàng lọc và quyết định sẽ không được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nhà nước sẽ quản lý bằng phương thức khác thay vì áp đặt điều kiện kinh doanh. Đây cũng được xem là các tiêu chí cốt lõi khi cơ quan soạn chính sách căn cứ để rà soát Danh mục tại thời điểm Luật Đầu tư 2020 đang là Dự thảo.

Bên cạnh, các ngành, nghề đã được bãi bỏ thì một số ngành, nghề khác đang ở trong Danh mục cũng thỏa mãn các tiêu chí trên và cần được xem xét đưa ra khỏi Danh mục như:

Ngành, nghề không liên quan trực tiếp hoặc không chứng minh được có ảnh hưởng trực tiếp tới các lợi ích công cộng: Kinh doanh dịch vụ kế toán; kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan; kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế; xuất khẩu gạo; kinh doanh vàng trang sức, thủ công mỹ nghệ; kinh doanh dịch vụ việc làm.

Lấy dẫn chứng cụ thể về kinh doanh dịch vụ việc làm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, “dịch vụ việc làm" là hoạt động có tính chất cung cấp dịch vụ cho người lao động, người sử dụng lao động.

“Nói cách khác, bản chất đây là dịch vụ môi giới việc làm, một quan hệ “tư” thuần túy giữa người cung ứng dịch vụ việc làm – người lao động; người cung ứng dịch vụ việc làm – người sử dụng lao động”, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh.

nếu không có bên cung ứng dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động, người lao động trong những trường hợp này vẫn có nhiều kênh khác để tìm đến được nhau

Nếu không có bên cung ứng dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động, người lao động trong những trường hợp này vẫn có nhiều kênh khác để tìm đến được nhau

Theo ông Tuấn về cơ bản, hoạt động cung ứng dịch vụ việc làm có thể tác động tới lợi ích công cộng ở hai góc độ:

Từ góc độ tích cực, hoạt động này sẽ giúp cho người dân tìm kiếm được việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp, giúp cơ sở sản xuất kinh doanh tìm kiếm được nhân lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh;

Từ góc độ tiêu cực, nếu là trường hợp cung ứng dịch vụ cho người sử dụng lao động có hoạt động kinh doanh ngầm, trái pháp luật, sử dụng lao động không tuân thủ các quy định của pháp luật lao động…, có thể khiến người lao động bị thiệt hại.

Mặc dù vậy, trong những trường hợp như thế này, nguyên nhân chính là ở cơ sở sử dụng lao động chứ không phải ở đơn vị cung ứng dịch vụ việc làm. Hơn thế nữa, nếu không có bên cung ứng dịch vụ việc làm, người sử dụng lao động, người lao động trong những trường hợp này vẫn có nhiều kênh khác để tìm đến được nhau”, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh.

Như vậy, trong tổng thể, có thể thấy mức độ tác động của hoạt động này tới các lợi ích công cộng có thể có nhưng không đến mức buộc Nhà nước phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh. Đó là chưa kể tới những lợi ích mà dịch vụ này mang lại cho thị trường lao động.

Từ những lập luận trên, ông Tuấn cho rằng không nên xếp dịch vụ việc làm vào nhóm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà chỉ nên coi đây là ngành nghề kinh doanh thông thường, quản lý bằng các biện pháp quản lý chung (theo pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư…).

Có thể bạn quan tâm

  • Quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn nặng tính hình thức

    Quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn nặng tính hình thức

    04:50, 25/01/2021

  • VCCI đề xuất xem xét lại mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

    VCCI đề xuất xem xét lại mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

    02:43, 29/12/2020

  • Thêm 239 điều kiện kinh doanh được cắt giảm

    Thêm 239 điều kiện kinh doanh được cắt giảm

    18:32, 17/07/2020

ĐỖ HUYỀN