Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ: Quy định phân biệt của nhãn hiệu rắc rối, không cần thiết

ĐỖ HUYỀN 23/03/2021 04:01

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Bộ Khoa học và Công nghệ về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Dự thảo quy định “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” là một trong các dấu hiệu khiến nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc sử dụng cụm từ “trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” là không cần thiết và khiến cho quy định trở nên rối. Bởi vì:

Quy định này nhằm mục tiêu ngăn cản việc cấp bảo hộ cho nhãn hiệu xin đăng ký bị xem là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Về mặt logic, nhãn hiệu xin đăng ký A2 bao giờ cũng nộp đơn sau nhãn hiệu A1 (với điều kiện hàng hóa/dịch vụ mang A1 và A2 trùng hoặc tương tự với nhau và A2 đủ khả năng nhầm lẫn với A1). Do vậy, không cần phải có quy định trên.

Đặt giả sử, trong trường hợp A2 được cấp bảo hộ nhưng bị chủ nhãn hiệu A1 nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực vì chủ nhãn hiệu A1 cho rằng: i) Ai có ngày nộp đơn sớm hơn A2; ii) A2 tương tự gây nhầm lẫn với A1; và iii) sản phẩm mang nhãn hiệu A2 và Ai là cùng loại hoặc tương tự thì cũng không cần thiết phải có quy định trên vì ngày nộp đơn của A1 đã được công nhận theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90.2.

Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị ban soạn thảo bỏ cụm từ trên trong quy định tại điểm e khoản 2 Điều 74 (sửa đổi).

Có thể bạn quan tâm

  • Không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp Việt tự “đánh rơi”... quyền lợi

    04:50, 30/12/2020

  • Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 5): Khó xử lý hình sự với vi phạm sở hữu trí tuệ

    04:30, 15/11/2020

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với dữ liệu mới dừng ở... bảo vệ phần mềm

    03:00, 11/08/2020

ĐỖ HUYỀN