Lo ngại “bảo hộ ngược” trong quản lý dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

ANH KHÔI 06/10/2023 03:00

Góp ý Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, VCCI lo ngại một số quy định tại Dự thảo có thể dẫn đến “bảo hộ ngược” với doanh nghiệp trong nước…

>> Bất cập trong Dự thảo Nghị định về dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2809/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 14/7/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2809/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 14/7/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng - Ảnh minh họa: ITN

Theo đó, tại văn bản góp ý, VCCI cho biết, Dự thảo đưa ra các biện pháp, điều kiện quản lý các chủ thể cung cấp thông tin, phân biệt theo loại hình cung cấp. Điều 26 điều chỉnh với các loại hình cung cấp xuyên biên giới và Điều 27 điều chỉnh với các loại hình cung cấp dịch vụ trong nước. So sánh quy định điều chỉnh giữa các chủ thể này, có thể thấy dường như các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới được áp dụng các biện pháp quản lý thông thoáng, nhẹ nhàng và ít nghĩa vụ so với các doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể: Quy định về cấp phép với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ - Doanh nghiệp xuyên biên giới chỉ cần cung cấp thông tin liên hệ, và chỉ cần khi đạt ngưỡng 100.000 lượt truy cập hàng tháng từ Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện thủ tục thông báo, bất kể quy mô và sẽ phải thực hiện thủ tục cấp phép khi đạt ngưỡng 10.000 lượt truy cập hàng tháng.

“Như vậy, ngưỡng quy mô được coi là lớn với doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp nước ngoài có sự chênh lệch rất lớn (chỉ bằng 1/10). Tuy nhiên, vấn đề nội dung xấu của các mạng xã hội xuất phát chủ yếu từ hiệu ứng mạng lưới khi tin giả có thể lan truyền nhanh chóng trong mạng lưới nhiều người dùng. Do vậy, việc quản lý với doanh nghiệp nên phụ thuộc vào số lượng người dùng, mà không nên phân biệt giữa trong nước và nước ngoài. Có thể, cơ quan soạn thảo cho rằng ngưỡng 10.000 là phù hợp vì chỉ một số ít các mạng xã hội trong nước đạt ngưỡng này. Nhưng nếu lượng truy cập vào các mạng xã hội trong nước thấp như vậy, thì các mạng xã hội này tương đối nhỏ trên thị trường Việt Nam, không có ảnh hưởng quá lớn đến các lợi ích công và do đó không cần phải áp dụng biện pháp cấp phép”, VCCI phân tích.

>> Dự thảo Nghị định về hoạt động in, cần hoàn thiện một số quy định

Trong đó, VCCI lo ngại một số quy định tại Dự thảo có thể dẫn đến “bảo hộ ngược” với doanh nghiệp trong nước - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI lo ngại một số quy định tại Dự thảo có thể dẫn đến “bảo hộ ngược” với doanh nghiệp trong nước - Ảnh minh họa: ITN

Theo VCCI, Dự thảo cũng quy định nhiều nghĩa vụ với mạng xã hội trong nước mà các mạng xã hội nước ngoài không phải đáp ứng, chẳng hạn: hệ thống kỹ thuật lưu trữ tối thiểu 02 năm; phương án dự phòng bảo đảm duy trì an toàn, liên tục; lưu trữ nhiều thông tin cá nhân hơn, trong đó có số CMND, nơi cấp, ngày cấp.

Dự thảo đưa ra hạn chế về tính năng cung cấp cho người dùng với mạng xã hội trong nước, chẳng hạn: phải thu thập đầy đủ thông tin người dùng theo yêu cầu trước khi cung cấp các tính năng chủ yếu như viết bài, chia sẻ…; và chỉ được cung cấp tính năng livestream khi đã được cấp phép (Điều 38.10, 27.7.d). Dự thảo cũng đặt ra yêu cầu khó kiểm soát với doanh nghiệp trong nước như không cho đăng bài dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn, mà không rõ cách thức nào các doanh nghiệp có thể phân biệt các nội dung giữa luồng thông tin khổng lồ được đăng tải hàng ngày.

“Các quy định như vậy sẽ khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh ngược với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam. Nếu các quy định phù hợp để quản lý các doanh nghiệp xuyên biên giới thì các quy định này cũng sẽ có hiệu quả để quản lý các doanh nghiệp trong nước, thậm chí hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường là các doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực ít, phải đi vào thị trường ngách và cần dựa vào thị trường trong nước để phát triển. Các quy định về điều kiện kinh doanh chặt chẽ và quá nhiều nghĩa vụ sẽ khiến các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí tuân thủ trong khi phải đối đầu bài toán kinh doanh trong thị trường có nhiều ông lớn toàn cầu, và vô tình khiến các doanh nghiệp nội địa khó có thể phát triển trên chính sân nhà”, VCCI nhìn nhận.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại tất cả các quy định quản lý với loại hình trong nước và nước ngoài và loại bỏ các nghĩa vụ của doanh nghiệp nội địa so với doanh nghiệp xuyên biên giới.

Bên cạnh các vấn đề đã nêu, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số nội dung liên quan đến: Trách nhiệm, nghĩa vụ của các mạng xã hội (Điều 26, Điều 27 Dự thảo); Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát thông tin người dùng (Điều 26.3.c, Điều 38.4 Dự thảo); Kiểm soát thông tin vi phạm pháp luật (Điều 5.1 Dự thảo); Chính sách quản lý cấp phép trò chơi điện tử (game); Thủ tục cấp phép trò chơi điện tử (game); Thời hạn giấy phép kinh doanh các loại hình trên internet; Phân loại trò chơi (Điều 50 Dự thảo); Hiển thị các thông tin trong trò chơi điện tử; Khuyến mãi có thưởng (Điều 69.3 Dự thảo); Thể thao điện tử; Trách nhiệm của kho ứng dụng (Điều 26.3.i Dự thảo);...

Có thể bạn quan tâm

  • Bất cập trong Dự thảo Nghị định về dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

    Bất cập trong Dự thảo Nghị định về dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

    04:00, 09/12/2021

  • Người Việt sắp được dùng dịch vụ internet 'trên trời phát xuống’ của Elon Musk, phải đặt cọc một số tiền không nhỏ

    Người Việt sắp được dùng dịch vụ internet 'trên trời phát xuống’ của Elon Musk, phải đặt cọc một số tiền không nhỏ

    10:42, 08/04/2021

  • VPBank miễn phí dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng doanh nghiệp

    VPBank miễn phí dịch vụ Internet Banking đối với khách hàng doanh nghiệp

    16:37, 05/08/2019

  • Viettel nâng gấp đôi băng thông dịch vụ Internetgiá không đổi

    Viettel nâng gấp đôi băng thông dịch vụ Internetgiá không đổi

    08:37, 24/05/2019

  • Viettel:p/Đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet dù cáp biển Liên Á (IA) gặp sự cố

    Viettel: Đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet dù cáp biển Liên Á (IA) gặp sự cố

    11:00, 10/01/2019

ANH KHÔI