Cân nhắc việc bảo vệ quyền lợi của bên mua ngay tình khi cổ phần hoá
Góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, VCCI đề nghị, nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi của bên mua ngay tình khi cổ phần hoá…
>> Cổ phần hóa doanh nghiệp: Cần đánh giá cụ thể các vướng mắc về pháp luật
Theo đó, trên cơ sở ý kiến tham vấn doanh nghiệp và chuyên gia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Dự thảo).
Cụ thể, tại văn bản góp ý, VCCI cho biết, Báo cáo tổng kết thi hành đã đề cập đến thực trạng chuyển nhượng phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (hay thường được gọi là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước) trong thời gian qua. Báo cáo cũng nhận định quá trình cổ phần hoá đang có chiều hướng chậm lại, tuy nhiên, Báo cáo chưa đề cập đến việc thực hiện các kế hoạch cổ phần hoá được đề ra tại Quyết định 58/2016/QĐ-TTg và Quyết định 26/2019/QĐ-TTg. Bộ hồ sơ chưa tập trung phân tích kỹ về tinh hợp lý và khả thi của việc đưa ra các kế hoạch cổ phần hoá này, cũng như nguyên nhân và giải pháp của tỉnh trạng chậm thực hiện kế hoạch.
Trong khi đó, một số nhà đầu tư phản ánh với VCCI, hiện nay họ rất ngần ngại khi mua phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Nhiều trường hợp nhà đầu tư tư nhân đã bỏ tiền mua lại phần vốn một cách ngay tình qua đấu giá công khai, nhưng khi phát hiện những sai sót nội bộ từ phía bên bản, mà có nhiều ý kiến để nghị phải huỷ giao dịch, trả lại tài sản. Những trường hợp như vậy khiến các nhà đầu tư không muốn tham gia, dù họ có khả năng quản trị doanh nghiệp được bán tốt hơn và mang lại hiệu quả kinh tế.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, trong trường hợp bên mua ngay tinh (không biết và không có nghĩa vụ phải biết) trước những sai sót của bên bản trong quá trình giao dịch thi quyền tài sản của bên mua đối với phần vốn đã mua được pháp luật bảo vệ. Thêm vào đó, trong các trường hợp đấu giá công khai, minh bạch, đúng trình tự thủ tục, không có gian lận, có nhiều người tham gia đấu gia độc lập thì kết quả đấu giả phải được pháp luật bảo vệ.
>> Vì sao cổ phần hoá chưa thành công nhìn từ PVOIL?
Cùng với góp ý đã nêu, tại văn bản, VCCI cũng cho biết, Dự thảo đề xuất bổ sung quy định mở rộng đối tượng áp dụng bao gồm cả các doanh nghiệp có phần vốn đầu tư của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Lý do được cơ quan soạn thảo đưa ra là vì trường hợp một số vụ án diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị tổ chức chính trị – xã hội xảy ra tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh… có sự lúng túng khi áp dụng các quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69).
Theo VCCI, việc yêu cầu các doanh nghiệp trong các vụ án trên phải áp dụng Luật này là rất cần thiết, song nếu mở rộng ra toàn bộ các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp lại gây nhiều vấn đề bất cập. Hiện nay, nhiều các tổ chức này, đặc biệt là nhóm các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đã tự chủ tài chính, không nhận hoặc nhận rất ít sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp do các tổ chức này góp vốn hiện được thành lập và hoạt động theo pháp luật chung về doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp).
Các doanh nghiệp này thường được thành lập và kinh doanh nhằm một số mục đích như: cung cấp dịch vụ cho hội viên; tạo nguồn thu bền vững cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tạo việc làm cho hội viên. Các doanh nghiệp này không nhận bất kỳ sự ưu đãi, ưu tiên nào từ phía Nhà nước, và thường cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân khác kinh doanh trong cùng lĩnh vực.
“Đối với những doanh nghiệp này, nếu phải áp dụng các quy định của Luật này, như hạn chế về lĩnh vực kinh doanh, điều kiện, thủ tục ra các quyết định tăng giảm vốn góp, chế độ báo cáo, yêu cầu và thủ tục cơ cấu lại… sẽ hạn chế đáng kể hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này mà không mang lại tác động tích cực rõ ràng nào”, VCCI nhận định.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc giới hạn những doanh nghiệp có phần vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thuộc đối tượng tác động của luật này. Cơ quan soạn thảo có thể cần nhắc phương án chưa bao gồm các doanh nghiệp có vốn góp của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; hoặc căn cứ vào mức độ hỗ trợ, nhận kinh phi tử ngân sách của tổ chức đó để xác định đối tượng tác động cho phù hợp.
Bên cạnh đó, góp ý về quy định công bố thông tin doanh nghiệp Nhà nước, theo VCCI, Luật 69 hiện hành đã có quy định về công bố thông tin, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 81/2005/NĐ-CP về công bố thông tin doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được thực hiện đồng bộ. Có doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định công bố thông tin, nhưng cũng không ít doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc như không công bố, công bố chậm. Điều này làm giảm hiệu quả giám sát của xã hội đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân.
“Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ công bố thông tin này. Có thể cân nhắc một số cơ chế như nêu tên hoặc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp Nhà nước thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc các quy định về công bố thông tin”, VCCI góp ý.
Có thể bạn quan tâm
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Cần đánh giá cụ thể các vướng mắc về pháp luật
04:00, 18/10/2023
20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong Top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
17:10, 21/09/2023
Tín Nghĩa nói gì với nhà đầu tư về vụ khởi tố liên quan đến cổ phần hóa?
12:55, 13/09/2023
Lần đầu có lãi sau cổ phần hóa, Vinafood 2 nhắm kim ngạch xuất khẩu 163,3 triệu USD
18:00, 09/04/2023
Vì sao cổ phần hoá chưa thành công nhìn từ PVOIL?
01:13, 20/03/2023