Lần đầu tiên phát hiện một hành tinh… biết chạy

Theo NLD 10/04/2021 05:09

Sáu chất hóa học trong bầu khí quyển của một ngoại hành tinh cho thấy không chỉ quay quanh sao mẹ, mà còn âm thầm chạy lại gần để hóa thành thế giới nóng bỏng.

Hành tinh kỳ lạ HD 209458b đã giúp giới chứng minh lý thuyết "Sao Mộc di chuyển" là có thật. Từ lâu, giới thiên văn đã cho rằng Sao Mộc – hành tinh hình thành đầu tiên trong hệ Mặt Trời – thực ra được sinh ra ở một nơi xa Mặt Trời hơn hiện tại, sau đó dần di chuyển vào trong, tác động không ít vào sự hình thành các hành tinh đá nhỏ khác, bao gồm Trái Đất. Trong nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Đại học Warwick (Anh), lần đầu tiên một hành tinh biết chạy tương tự đã được xác nhận.

Hành tinh biết chạch HD 209458b - Ảnh: University of Warwick/Mark Garlick

Hành tinh biết chạch HD 209458b - Ảnh: University of Warwick/Mark Garlick

HD 209458b hiện vẫn đang chuyển dịch – nghiên cứu vừa công bố trên Nature khẳng định. Nhóm tác giả đã sử dụng Telescopio Nazionale Galileo một "siêu kính viễn vọng" được đặt ở La Palma, Tây Ban Nha, và thu được quang phổ có độ phân giải cao của bầu khí quyển HD 209458b trong 4 lần nó bay nga ng sao mẹ theo hướng quan sát từ Trái Đất.

Theo Sci-tech Daily, họ đã phát hiện ra hydro xyanua, mêtan, amoniac, axetylen, cacbon monoxit và lượng hơi nước thấp trong khí quyển của HD 209458b. Trong đó, sự phong phú bất ngờ của các phân tử gốc cacbon (hydro xyanua, mêtan, axetylen và cacbon monoxit), gấp đôi lượng cacbon dự kiến quan sát được, cho thấy hành tinh này phải tích tụ rất nhiều cacbon trong quá trình hình thành. Điều này chỉ có thể xảy ra ở các hành tinh rất xa sao mẹ.

Tuy nhiên hydro xyanua, mêtan, axetylen và cacbon monoxit) hiện chỉ cách sao mẹ 7 triệu km, tức chưa đầy 1/5 khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

"Sẽ không có chuyện một hành tinh hình thành với bầu khí quyển rất giàu carbon nếu nó nằm trong dòng ngưng tụ của hơi nước. Ở nhiệt độ rất nóng của hành tinh này (1.227 độ C), nếu bầu khí quyển chứa tất cả các nguyên tố theo cùng một tỷ lệ như trong ngôi sao mẹ, oxy sẽ dồi dào hơn gấp đôi so với carbon và chủ yếu liên kết với hydro để tạo thành nước hoặc carbon để tạo thành cacbon monoxit" - Tiến sĩ Siddharth Gandhi từ Khoa Vật lý của Đại học Warwick, giải thích.

Theo Tiến sĩ Matteo Brogi, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, phát hiện này còn cung cấp cách để phân loại các hành tinh dựa trên vị trí hình thành và quá trình tiến hóa ban đầu của chúng, cũng như cơ sở để xác định các hành tinh có khả năng lưu giữ sự sống thông qua phân tích các hợp chất trong khí quyển dựa vào quang phổ của chúng.

https://nld.com.vn/khoa-hoc/lan-dau-tien-phat-hien-mot-hanh-tinh-biet-chay-20210408170529413.htm

Theo NLD