Tiềm năng bất động sản công nghiệp
Dựa trên báo cáo của Colliers, thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam năm 2023 được đánh giá là “điểm sáng” khu vực Đông Nam Á để khai thác và phát triển.
>>Căn hộ dịch vụ lấy lại đà tăng trưởng
Thực tế, hoạt động sản xuất trên toàn thế giới gia tăng, dẫn dắt thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Mức giá thuê và tỷ lệ lấp đầy luôn duy trì dấu hiệu tích cực tại hai thị trường Hà Nội và TP HCM.
Theo đó, nhu cầu thuê đất công nghiệp dự đoán sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay trước bối cảnh các thủ phủ công nghiệp cũ dần lấp đầy khiến giá thuê tăng cao, đồng thời thúc đẩy mở rộng các quỹ đất công nghiệp mới.
Cụ thể, trong quý 1/2023, mức giá thuê đất của thị trường này tại TP HCM đạt mức cao nhất cả nước với 240 USD/m²/kỳ hạn và đạt tỷ lệ lấp đầy ở mức 95%. Tuy nhiên, quỹ đất ở khu vực này đang dần khan hiếm, cùng với định hướng phát triển khu công nghiệp li tâm, tạo điều kiện cho các thị trường khác như Đồng Nai, Bình Dương và Long An phát triển.
Trong buổi làm việc với Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Thủ Đức, Tập đoàn Boeing đã chia sẻ kế hoạch lựa chọn Việt Nam trở thành quốc gia có chiến lược, phát triển các chuỗi cung ứng của tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện rõ tiềm năng thu hút đầu tư tại các khu công nghệ cao của khu vực.
Mặc dù nhu cầu về khu công nghệ cao ngày càng nhiều, thị trường vẫn thiếu hụt nguồn cung mới. Trong quý 1 vừa qua, nguồn cung chủ yếu đến từ các khu công nghiệp hiện hữu và không có nhiều biến động. Trong năm nay, phân khúc khu công nghệ cao tại TP HCM sẽ là “điểm sáng” nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế. Cùng với đó, TP HCM cũng chuẩn bị lập đề án thí điểm chuyển đổi 5 KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái, nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế như KCX Tân Thuận, Cát Lái, Hiệp Phước,…
>>"Hai mặt" giao dịch bất động sản qua sàn
Mặt khác, khu vực Hà Nội đã ghi nhận mức giá thuê tăng đến 5 – 10% trong quý 1 vừa qua. Theo thống kê, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp ở mức 92% và giá thuê tăng 5 – 10% so với quý trước. Trong đó, một số khu vực có mức giá 300 USD/m²/kỳ hạn, có thể thấy nhu cầu thuê ngày càng tăng trong khi nguồn cung còn khan hiếm, không đáp ứng kịp thời. Trong tương lai, dự kiến các nguồn cung mới sẽ tập trung ở Sóc Sơn chiếm 40%, Phú Xuyên chiếm 24% và Mê Linh chiếm 21%.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cùng với định hướng phát triển các khu công nghiệp, Hà Nội quyết định quy hoạch thêm các khu công nghiệp mới đến năm 2025, có thể kể đến như KCN sạch Sóc Sơn, KNC Đông Anh, KCN Bắc Thường Tín và KCN Phụng Hiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chấp thuận việc quy hoạch 4 KCN mới của tỉnh Hà Nam, dự kiến tăng thêm khoảng 940ha đất KCN cho thuê.
Theo đó, thị trường KCN tại Đà Nẵng cho thấy giá thuê đất duy trì ở mức 93 USD/m²/kỳ hạn và tỷ lệ lấp đầy giữ mức 91%. Thành phố đang cố gắng thu hút các dự án bất động sản công nghiệp chất lượng cao, phù hợp với đất nền và khí hậu phù hợp để phát triển nền kinh tế biển.
Những KCN xanh, thông minh, bền vững đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà phát triển bất động sản công nghiệp cùng với những dự án mới theo mô hình này. Mang kỳ vọng sẽ thu hút được các nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong hai lĩnh vực (chip – xe điện) định hình tương lai ngành sản xuất Đông Nam Á, Việt Nam cần cải thiện các chính sách ưu đãi hơn về thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ 2024.
Có thể bạn quan tâm