Xuất hiện “làn sóng” nghỉ việc của môi giới bất động sản
Khi thị trường bất động sản thiếu hụt nguồn cung, lượng khách mua nhà ngày càng khan hiếm đã ảnh hưởng đến nhiều sàn bất động sản cũng như các môi giới viên.
>>Doanh nghiệp địa ốc cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
Theo báo cáo của VARS, trong Q1 vừa qua có khoảng gần 40% doanh nghiệp giảm mức doanh thu đến 20 – 50% so với cùng kỳ, thậm chí nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 100 nhân viên) bị sụt giảm doanh thu đến 80%. Nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản gặp khó khăn về dòng tiền, nguồn vay tín dụng bị siết chặt, sức mua chưa được cải thiện.
Theo đó, có khoảng hơn 95% doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn lao động. Một số công ty có quy mô dưới 50 nhân viên đã chấm dứt hợp đồng hơn 90% lao động, gần như dừng hoạt động kinh doanh và chỉ còn lại những vị trí quản lý quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng ký hợp đồng tạm thời từ 3 – 6 tháng, hoặc cho nhân viên nghỉ việc, chuyển sang chế độ cộng tác viên, cắt giảm lương dựa trên cấp bậc.
Theo các chuyên gia tại VARS cho biết, hiện tượng sụt giảm lượng môi giới bất động sản hiện đã trở thành làn sóng, điều này đã xảy ra trong khoảng thời gian dài và theo từng đợt. Nhiều môi giới để có thể tồn tại trong nghề đã phải sử dụng đủ mọi phương án linh hoạt như tìm việc làm thêm, đa dạng hóa các lĩnh vực…
Trong 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp BĐS đã sa thải tiếp gần 20% môi giới so với thời điểm năm 2022.
Ngoài ra, hiện tượng sa thải nhân viên môi giới chủ yếu đều là những nhân sự mới chưa gắn bó lâu năm với nghề, còn lại các doanh nghiệp vẫn giữ những nhân sự có kinh nghiệm và năng lực. Bởi các nhà đầu tư đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với các nhân viên môi giới nhằm tìm ra giải pháp đầu tư hợp lý trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thời gian vừa qua, thị trường cũng ghi nhận một lượng lớn môi giới BĐS nghỉ việc, hiện chỉ còn 30 – 40% lượng môi giới hoạt động trên thị trường, ít hơn so với thời điểm cuối năm ngoái. Qua khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp phải sử dụng phương án sa thải nhân viên để giảm bớt áp lực tài chính, cũng như đảm bảo việc thanh toán tiền lương đầy đủ cho các nhân viên còn lại mà không bị cắt giảm.
Mặc dù vậy, một số nhỏ các doanh nghiệp vẫn giữ mức doanh thu ổn định ở phân khúc cho thuê, thậm chí tăng 200% so với Q1/2022 và tăng 150% so với cuối năm ngoái.
>>Hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm sắp đáo hạn sẽ dịch chuyển vào bất động sản
Trước đó, hiện tượng sa thải môi giới này cũng đã xảy ra vào năm 2021. Theo ông Phạm Lâm – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tại TP.HCM lượng môi giới bị đào thải kỷ lục trong năm 2021 bởi ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19, khiến nhiều sàn BĐS phải thu nhỏ quy mô hoặc tạm dừng hoạt động. Sau đợt Covid-19 lần thứ 4, chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có khả năng tái hoạt động và giao dịch được sản phẩm, trong khi 70% các đơn vị môi giới đều tan rã, 60% số lượng môi giới tự nghỉ việc.
Nhìn chung, làn sóng này vẫn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài bởi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, so với các thị trường khác, nghề môi giới bất động sản vẫn giữ mức thu nhập cao trong nhiều năm qua. Do vậy, khi thị trường phục hồi trở lại thì nhiều người cũng sẽ quay trở lại với nghề.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, trong tình hình thị trường khó khăn hiện nay, các sàn giao dịch cần tái cấu trúc bộ máy nhưng vẫn giữ được khả năng kinh doanh, duy trì hệ thống điều hành trong điều kiện cắt giảm chi phí, giữ các mối quan hệ với các chủ đầu tư. Hơn nữa, các sàn cũng cần phát triển thêm tệp khách hàng và nguồn hàng mới, hỗ trợ khách hàng xử lý khủng hoảng và kích thích nhu cầu mới.
Có thể bạn quan tâm
Hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm sắp đáo hạn sẽ dịch chuyển vào bất động sản
08:00, 08/06/2023
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
03:30, 08/06/2023
Tiềm năng thị trường bất động sản phát triển sau khi Vành đai 3 khởi công
00:50, 08/06/2023
Tiềm năng tăng giá vượt trội với các dự án bất động sản ven đường vành đai
18:03, 07/06/2023