Đề án TP HCM chuyển 5 huyện lên quận và thành phố: Hạ tầng đô thị phải sẵn sàng!

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 23/11/2021 11:46

Khi nâng cấp từ huyện lên thành phố, thì định hướng phát triển đô thị phải sẵn sàng. Tức là thành phố phải tự lực, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ phục vụ cho tất cả người dân.

>>TP.HCM: Cần công bố lộ trình đưa Bình Chánh lên quận tránh giá đất tăng vọt

Hạ tầng đô thị phải sẵn sàng…

Đó là ý kiến và quan điểm của các Sở, ngành và các cử tri khi TP HCM đề xuất 5 huyện ngoại thành bao gồm: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi định hướng phát triển thành thành phố giai đoạn 2021 - 2030; Nhà Bè và Hóc Môn định hướng phát triển thành quận giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Sở Nội vụ, yêu cầu được đặt ra khi thành lập quận hoặc thành phố thuộc TP HCM phải bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ XI thông qua; đảm bảo trình tự và thủ tục đúng quy định.

TP HCM đề xuất 5 huyện ngoại thành bao gồm: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi định hướng phát triển thành thành phố giai đoạn 2021 - 2030; Nhà Bè và Hóc Môn định hướng phát triển thành quận giai đoạn 2021 - 2025.

TP HCM đề xuất 5 huyện ngoại thành bao gồm: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi định hướng phát triển thành thành phố giai đoạn 2021 - 2030; Nhà Bè và Hóc Môn định hướng phát triển thành quận giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ cũng lưu ý, 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè, trong những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành rõ nét và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành. Do đó, việc đầu tư xây dựng các huyện để chuyển lên quận hoặc thành phố thuộc TP HCM, chuyển các xã, thị trấn thuộc huyện thành phường là hết sức cần thiết.

Về phía địa phương, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Trần Văn Nam, phân tích: điểm thuận lợi của H.Bình Chánh là nằm ở vị trí cửa ngõ, diện tích rộng thứ 3 toàn thành phố (sau Cần Giờ và Củ Chi). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa không đều, trong khi xã Bình Hưng có tốc độ đô thị hóa rất cao thì xã Bình Lợi lại là xã thuần nông. “Điều này cũng phù hợp với tiêu chí của thành phố là vừa có phường, vừa có xã, còn quận thì toàn bộ đơn vị hành chính là phường”. - ông Nam nói.

Kế tiếp, theo định hướng phát triển thành phố thì Bình Chánh sẽ là vệ tinh của TP HCM, là điểm kết nối giữa trung tâm TP HCM với các tỉnh miền Tây nhưng vẫn có tính độc lập ở mức độ nhất định so với quận nội thành.

Do đó, về lộ trình triển khai, theo ông Nam, trong tháng 12/2021, huyện Bình Chánh sẽ rà soát lại các tiêu chí lên thành phố để xác định phân kỳ đầu tư trong 4 năm tới, ước tính sơ bộ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản như giao thông, trường học… khoảng 44.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, để huy động nguồn lực “khổng lồ” trên, thì điều quan trọng nhất là điều chỉnh quy hoạch phù hợp và tạo ra cơ chế để thu hút đầu tư xã hội hóa, khai thác nguồn lực quỹ đất nông nghiệp.

Đánh giá về đồ án quy hoạch, ông Trần Văn Nam cho biết huyện đang phải đối mặt với tốc độ đô thị nhanh, dân số tăng cơ học hằng năm trên 30.000 người, hơn 150.000 công nhân sinh sống trên địa bàn gây áp lực lên hạ tầng nhà ở, cũng như phát sinh một số sai phạm trong quản lý nhà, đất. Trong khi đó, đồ án quy hoạch chung của huyện từ năm 2012 đến nay không còn phù hợp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch xây dựng nông thôn mới chồng chéo. Tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, đất nông nghiệp chiếm hơn 58% đất tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do đó, việc lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng Bình Chánh sẽ khắc phục được sự chồng chéo, bất cập trong các đồ án quy hoạch hiện hữu, tạo đà phát triển cho giai đoạn tới.

Tương tự, tại huyện Hóc Môn, ông Trần Văn Khuyên - Bí thư Huyện ủy Hóc Môn, cho rằng: Hóc Môn là huyện ngoại thành ở cửa ngõ tây bắc TP HCM, và tính đến thời điểm hiện tại, Hóc Môn đã đạt 30/30 tiêu chí của đô thị cấp quận. Về diện tích đất, hiện Hóc Môn còn hơn 5.000 ha đất nông nghiệp (chiếm hơn 48% diện tích) được quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng. Đây là nguồn lực, tài sản rất quý của H.Hóc Môn, cũng là một trong những tiền đề cho bước đường phát triển của Hóc Môn thành quận trong tương lai, để đến năm 2025 thu ngân sách có thể đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Về phía huyện Cần Giờ, ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết định hướng của TP HCM là đến năm 2030, Cần Giờ sẽ phát triển thành thành phố nghỉ dưỡng sinh thái du lịch. Hiện huyện đang phối hợp với các sở ngành xây dựng đề án, tiếp thu góp ý của các nhà khoa học để hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư

…để phục vụ tốt nhất cho người dân

Nhìn nhận về thông tin các huyện lên TP, cử tri Huỳnh Văn Tiền (huyện Bình Chánh), chia sẻ: “Dù lên quận hay lên thành phố thì trước hết chính quyền phải giải quyết quyền lợi thỏa đáng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân”.

Dẫn chứng về sự khổ cực của người dân, ông Tiền cho biết, trong suốt 25 năm qua, số phận của nhiều hộ dân trong đó có gia đình ông tại H.Bình Chánh, đang phải sống trong cảnh dở khóc dở cười khi phải sống chung với dự án “treo” của dự án khu đô thị Sing Việt từ năm 1996. Dự án này khiến 570 hộ dân không thể xây dựng nhà cửa vì nằm trong dự án rộng hơn 330 ha. Tuy nhiên, dự án khu đô thị Sing Việt mới chỉ là 1 trong 8 vụ khiếu nại đông người, kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn TP HCM, nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm.

kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, cho hay: chuyện một khu vực trở thành thành phố không đồng nghĩa với chuyện từ một huyện nâng cấp lên thành phố, vì còn phụ thuộc vào cơ sở pháp lý về định hướng phát triển đô thị.p/“Thành phố phải tự lực, tự cường, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ phục vụ cho tất cả người dân.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Chuyện một khu vực trở thành thành phố không đồng nghĩa với chuyện từ một huyện nâng cấp lên thành phố, vì còn phụ thuộc vào cơ sở pháp lý về định hướng phát triển đô thị. 

Ở góc độ quy hoạch đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, chuyện một khu vực trở thành thành phố không đồng nghĩa với chuyện từ một huyện nâng cấp lên thành phố, vì còn phụ thuộc vào cơ sở pháp lý về định hướng phát triển đô thị. “Thành phố phải tự lực, tự cường, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ phục vụ cho tất cả người dân. Nếu mang tiếng là thành phố mà bệnh viện không đủ, người dân phải sang quận kế bên để khám chữa bệnh thì không được” - ông Sơn nói.

>> TP HCM: Huyện Bình Chánh sẽ lên thành phố vào năm 2025

Đồng quan điểm, Võ Kim Cương - nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP HCM, nhìn nhận việc định hướng các huyện lên quận, hay thành phố cần nằm trong tổng thể phát triển chung của TP HCM. Vì vậy, dù các huyện chuyển lên thành phố hay lên quận cũng đều cần phải phục vụ tốt hơn các nhu cầu chính đáng của người dân.

Về phía các sở ngành, ông Trần Hoàng Quân - Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho rằng nếu không giải quyết được bài toán quy hoạch thì các huyện khó mà lên quận hoặc thành phố.

Cũng theo ông Quân, với cương vị từng làm Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, ông Quân cho biết thời điểm năm 2020 khi xác định lộ trình đưa huyện lên quận, thì cần 2 nhiệm kỳ (tức khoảng 10 năm) vì cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất còn nhiều vấn đề phải làm. Do đó, việc xác định lộ trình và nguồn lực đầu tư cần cân nhắc kỹ để tránh tình trạng chính quyền chưa làm được nhiều nhưng giá đất trong dân tăng, ảnh hưởng đến việc bồi thường khi thực hiện công trình phúc lợi, dự án thương mại.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho biết định hướng quy hoạch sử dụng đất của TP HCM đến năm 2030 thì đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 39%. Hiện nay Sở đã tham mưu UBND TP kiến nghị Chính phủ cho phép TP HCM không còn đất trồng lúa nước nữa, khi đó trên 15.000 ha đất trồng lúa nước sẽ được sử dụng đất với loại hình nông nghiệp đô thị. Điều này phù hợp với đặc thù của TP HCM, bởi huyện trong thành phố khác với huyện thuần nông của các tỉnh còn chức năng nông nghiệp – ông Thăng nói.

Như vậy, theo các cơ quan chuyên môn và cử tri, khi TP HCM nâng cấp các huyện lên thành phố, thì định hướng phát triển đô thị phải sẵn sàng. Tức là “Thành phố phải tự lực, tự cường, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ phục vụ cho tất cả người dân".

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Cần công bố lộ trình đưa Bình Chánh lên quận tránh giá đất tăng vọt

    17:59, 21/11/2021

  • TP HCM: Huyện Bình Chánh sẽ lên thành phố vào năm 2025

    01:39, 12/11/2021

  • Thành lập Trung tâm hồi sức tích cực tại Bệnh viện dã chiến số 16 (Quận 7) và số 13 (huyện Bình Chánh) TP HCM

    10:00, 04/08/2021

  • TP.HCM: Vì sao hàng loạt cán bộ huyện Bình Chánh bị kỷ luật?

    11:01, 24/08/2019

  • TPHCM: Xử lý nghiêm việc xây dựng không phép trên đất nông nghiệp tại huyện Bình Chánh

    10:35, 15/03/2019

  • TP HCM: Vì sao hơn 5.000 hộ dân tại huyện Bình Chánh chưa được sử dụng nước sạch?

    11:20, 11/12/2018

HƯƠNG GIANG - DUY LONG