Việt Nam chịu tác động gián tiếp lớn từ xung đột Nga-Ukraine

TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương 03/05/2022 02:00

Những tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam từ đối tác lớn, đến đứt gãy chuỗi giá trị…

>>Việt Nam với hệ lụy từ cuộc chiến Nga - Ukraine

Cuộc xung đột Nga-Ukraine tác động thế nào tới Việt Nam trong ngắn, trung và dài hạn? Đặc biệt, có tác động đến chương trình phục hồi kinh tế-xã hội, tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, là một câu hỏi rất là lớn.

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với một số chuyên gia xây dựng báo cáo và gửi đến tất cả các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương và Thủ tướng đánh giá Bộ xung đột này đến kinh tế Việt Nam.

Từ những câu hỏi lớn trên, theo tôi có một số vấn đề chính chúng ta cần cần lưu ý.

Trước hết, tôi xin dẫn dắt một câu chuyện mà một của một ngành chúng ta thấy hiện hữu trong đời sống, đó là ngành điện. Nghiên cứu của EVN và các chuyên gia tính toán rằng, nếu giá than chỉ tăng 1% thì chi phí mua điện tăng 228 tỷ đồng. Nếu giá dầu thô Brent tăng 1% thì chi phí mua điện tăng khoảng 149-150  tỷ đồng.

Tại thời điểm lập kế hoạch, chúng ta dự tính trong năm 2022 giá dầu thô ở mức 74 USD/thùng, nhưng thời điểm này dao động khoảng 105 USD/thùng. Về giá than, chúng ta dự tính khoảng 120 USD/tấn, chỉ bằng 1/3 giá than so với hiện tại.

Tuy nhiên, Việt Nam nhập khẩu than từ Nga không nhiều, chủ yếu nhập khẩu than từ Trung Quốc, Philippines, Australia.

Số lượng than nhập khẩu từ Nga những năm gần đây khoảng 527 triệu tấn, riêng năm 2020 chỉ nhập khẩu 1,4 triệu tấn.

Như vậy, nhìn trực tiếp thì tác động không nhiều, nhưng từ cuộc xung đột này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ giá than và dầu toàn cầu rất cao.

Do đó, tác động gián tiếp được nhiều chuyên gia dự tính, nếu tính theo kịch bản tác động giá dầu Brent và giá than hiện nay, ngành điện sẽ phải bỏ ra từ 27.000 tỷ đồng đến 63.000 tỷ đồng từ những phát sinh tăng thêm do biến động giá dầu thô và giá than.

Nếu như vậy, EVN – một trong những Tập đoàn nhà nước mua bán điện vẫn là một đầu mối, sẽ bị mất cân đối tài chính ở mức khoảng 21.000 tỷ đồng đến 63.000 tỷ đồng.

Như vậy, câu chuyện tác động nhìn từ các báo cáo phân tích gần đây đều cho rằng, tác động trực tiếp đến Việt Nam là nhỏ, bởi nhìn ở quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư giữa Việt Nam với Nga thì thấy, Việt Nam xuất nhập khẩu với Nga chỉ khoảng 0,95 %, với Ukraine, chỉ 0,1%.

Tổng số vốn đầu tư nước ngoài các dự án của Nga vào Việt Nam khoảng 157 dự án, chiếm khoảng 1,47 tỷ USD, còn Ukraine khoảng 30 triệu USD.

Nếu chỉ nhìn vào quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư giữa Việt Nam giữa Nga và Ukraine thì rất ít và tác động không đáng kể.

TS. Nguyễn Đức Hiển trao đổi tại hội thảo.

TS. Nguyễn Đức Hiển (ngoài cùng bên trái) trao đổi tại hội thảo Khoa học Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: “Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19 & Công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2021”.

Nhưng tác động gián tiếp thể hiện qua một số kênh cơ bản

Thứ nhất, cuộc xung đột này sẽ dẫn đến lạm phát toàn cầu tăng mạnh. Trong báo cáo của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thống kê cập nhật rất đầy đủ.     

Thứ hai, tăng trưởng toàn cầu suy giảm.

Thứ ba, xuất nhập khẩu và dòng đầu tư suy giảm.

Đặc biệt, do tác động từ cuộc xung đột đã làm cho lạm phát tăng, do liên quan đến chi phí đẩy và cầu kéo tác động tổng thể đến lạm phát chung của thế giới.

Điều này dẫn đến việc các nước buộc phải có sự thay đổi chính sách, chuyển sản xuất về các khu vực gần hơn để tránh các rủi ro, hoặc chuyển sản xuất về chính các nước đó.

Rõ ràng, Việt Nam phải chịu tác động gián tiếp rất lớn đến nền kinh tế. Nghiên cứu qua các báo cáo, chúng tôi nhận định, nếu tác động trực tiếp theo cách nhìn nhận hiện nay thì không lớn.

Nhưng những tác động về mặt dài hạn, tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng đến tình hình chung trên toàn thế giới và ảnh hưởng riêng đến Việt Nam từ đối tác lớn, hay đứt gãy chuỗi giá trị… là một trong những tác động lớn.

Chúng tôi nhận thấy, thách thức về đạt tốc độ tăng trưởng như mục tiêu đã đề ra sẽ khó thành công nếu chúng ta không thay đổi quyết liệt cách tiếp cận trong các gói chính sách phục hồi kinh tế.

Từ cuộc cuộc chiến này tác động rất lớn đến Việt Nam trong trung và dài hạn. Đó là các đối tác lớn của Việt Nam, làm đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, tác động tới thách thức đạt được mục tiêu trăng trưởng.

Tác động như thế nào đến các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế?

Khi áp lực lạm phát, đứt gãy chuỗi giá trị và tăng trưởng toàn cầu bị ảnh hưởng thì thì gói phục hồi kinh tế cũng bị tác động. Đặc biệt là chi phí về nguyên liệu tăng. Cụ thể, như giá than, thép, phân bón hay một số mặt hàng liên quan đến an ninh lương thực của chúng ta tăng...

Tác động về dài hạn cũng đặt ra những vấn đề, thách thức lớn đến Việt Nam. Chúng ta phải đặt vấn đề về độc lập tự chủ trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay rất nhiều ngành nhìn vào con số xuất khẩu thì giá trị rất lớn, ví dụ như điện thoại và thiết bị điện tử. Nhưng giá trị VA thì rất thấp, giá trị gia tăng mang về cho nền kinh tế rất thấp. Và trong nhiều lĩnh vực ta đang phụ thuộc vào FDI.

Đối với vấn đề an ninh năng lượng. Từ năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu ròng năng lượng. Và quá trình này đang tác động lớn. 

Chúng ta đã đặt ra mục tiêu trong cam kết COP-26, đó là cam kết chấm dứt sử dụng than trong các nhà máy điện và tham gia nỗ lực chung nhằm ngăn chặn nạn phá rừng là những cam kết rất quan trọng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thực thi cam kết này có nghĩa Việt Nam sẽ đi trước rất nhiều nước. Trong khi chúng ta lại đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. Vì thế thực hiện cam kết này là thách thức rất lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam với hệ lụy từ cuộc chiến Nga - Ukraine

    02:33, 06/03/2022

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

    05:24, 28/02/2022

  • Cuộc chiến Nga - Ukraine và những hệ lụy nhãn tiền

    11:30, 25/02/2022

TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương