“Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: Chậm trễ ở các cấp độ

KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam 29/05/2022 11:00

Luật Quy hoạch vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

>>“Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: “Bóc tách” nguyên nhân trì trệ quy hoạch

LTS: Từ năm 2011-2021, chỉ có 31 quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt. Theo Luật Quy hoạch, số lượng quy hoạch phải lập tới hết năm 2022  là 111 quy hoạch. 

Một số vấn đề tồn tại như lộ trình thực hiện chưa hợp lý, nguồn lực thực hiện cũng còn nhiều vướng mắc. Luật Quy hoạch có giá trị thi hành từ tháng 3/2018, theo kế hoạch đến 2022 là cơ bản là phải hình thành hệ thống quy hoạch của quốc gia, quy hoạch vùng. Tuy nhiên, hiện mới thực hiện được khoảng 10% của tổng số danh mục đã đề xuất.

Ví dụ như các quy hoạch quốc gia ít nhất phải có 4 quy hoạch quốc gia, nhưng mà đến nay mới chỉ có 1 quy hoạch quốc gia được duyệt; phải cần 6 quy hoạch vùng đến nay mới chỉ có 1 quy hoạch vùng đồng bằng sông cửu long được duyệt. Đáng chú ý, cần duyệt 38 quy hoạch ngành đến nay cũng chỉ có 15 quy hoạch đang được nghiên cứu. Như vậy, hầu hết các hạng mục trong Luật Quy hoạch đều đang thực hiện vô cùng chậm trễ.

Toàn bộ 63 tỉnh thành cần có cả các quy hoạch phát triển mới nhưng mà đến nay mới chỉ có khoảng dưới 10 tỉnh có quy hoạch được nghiên cứu.

Hiện quy hoạch Hà Nội mới được triển khai và một số được phê duyệt, quyết định nhiệm vụ thiết kế. Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được phê duyệt. Như vậy, quy hoạch Hà Nội tháng 3 được phê duyệt mà tháng 12/2022 đã đòi hỏi có quy hoạch đầy đủ để thực hiện là một thách thức cực kỳ lớn.

>>Luật Quy hoạch vướng “nhiều rào cản”

>>Rà soát pháp luật: Luật Quy hoạch 2017 vẫn chậm đi vào thực tiễn

>>Rà soát mâu thuẫn các luật quy hoạch, xây dựng

Thách thức đầu tiên của Luật Quy hoạch là các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia đều thực hiện quá chậm bởi vướng mắc nhiều vấn đề nguồn lực cũng như nội dung. Khó khăn thứ hai là trình tự thực hiện quy hoạch. Cần rà soát lại các quy hoạch ngành để đảm bảo triển khai những quy hoạch quan trọng nhất, còn lại những quy hoạch ngành không trực tiếp tác động đến quy hoạch chung thì có thể triển khai sau.

Hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có một đề xuất khả thi là triển khai song song các quy hoạch. Tuy nhiên, Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội không thể thay thế cho Luật được, do đó cần có một Nghị quyết mới của Quốc hội để rà soát lại công tác quy hoạch. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay, cần triển khai song song các quy hoạch chứ không thể triển khai từ trên xuống, tức là đồng bộ quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh…

Một tồn tại nữa là vấn đề điều chỉnh quy hoạch càng cần phải quan tâm hơn nữa, vấn đề thẩm định quy hoạch cũng cần được đánh giá lại. Hội đồng thẩm định quy hoạch đã được xác định trong Luật Quy hoạch nhưng có nhiều cơ chế còn thiếu linh hoạt, thậm chí còn máy móc với tất cả quy hoạch.

Có thể bạn quan tâm

  • “Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: “Bóc tách” nguyên nhân trì trệ quy hoạch

    02:05, 29/05/2022

  • Luật Quy hoạch vướng “nhiều rào cản”

    11:00, 19/04/2022

  • Rà soát pháp luật: Luật Quy hoạch 2017 vẫn chậm đi vào thực tiễn

    04:20, 28/08/2021

  • Rà soát mâu thuẫn các luật quy hoạch, xây dựng

    03:00, 30/06/2021

  • Bổ sung quy hoạch ngành trong Luật Quy hoạch

    08:32, 30/03/2020

  • Gian nan thực hiện Luật Quy hoạch

    14:23, 18/07/2019

  • Nhiều vướng mắc trong triển khai Luật Quy hoạch

    10:06, 18/07/2019

  • "Chồng chéo" Luật Quy hoạch

    12:35, 15/07/2019

KTS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam