Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám: Người dân vẫn chờ vaccine COVID-19 thương hiệu Việt

NGUYỄN VIỆT 01/06/2022 13:43

Chúng ta kỳ vọng đến cuối năm cuối quý III/2021 sẽ có vaccine COVID-19 của Việt Nam để sử dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có vaccine COVID-19 thương hiệu Việt Nam.

>>Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Điện hạt nhân sẽ có giá “không rẻ”

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum) nhận mạnh tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngày 1/6.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum).

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum).

Theo đại biểu Tô Văn Tám, ngay sau khi xảy xảy ra đại dịch Covid-19, chúng ta đã có chủ trương nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước để chủ động nguồn cung cho phòng, chống dịch.

“Chủ trương đó đúng và cần thiết. Từ tháng 5/2020, chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu phát triển thử nghiệm vaccine của Việt Nam và kỳ vọng đến cuối năm cuối quý III/2021 sẽ có vaccine của Việt Nam để sử dụng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có vaccine thương hiệu Việt Nam”, đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh.

Do đó, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần đánh giá rõ thêm quá trình nghiên cứu sản xuất vaccine ra sao? Có tiếp tục nghiên cứu, sản xuất nữa hay không? Triển vọng vaccine Việt Nam ra sao?

“Cử tri đang quan tâm đến vấn đề này, bởi bất cứ một chính sách nào được ban hành cũng có nguy cơ bị lợi dụng trục lợi”, đại biểu Tô Văn Tám nói.

Vì khi ban hành các chính sách, nhất là các chính sách cấp bách phòng, chống dịch, Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm. Nhưng rất tiếc là hành vi lợi dụng trục lợi chính sách trong phòng, chống dịch đã xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

>>5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 5): Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Từ hoạt động phân phối nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh, đến hoạt động mang tính nhân đạo, như giải cứu lao động về nước mà báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phản ánh đến các hoạt động mua bán sản xuất thiết bị phòng, chống dịch.

“Nguyên nhân khiến cử tri và dư luận hết sức bất bình, và những hành vi đó đã đang và sẽ bị xử lý nghiêm minh. Và họ đã và đang đứng trước pháp đình để chịu sự phán xử nghiêm khắc của pháp luật hình sự, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo quản lý”, đại biểu Tô Văn Tám bày tỏ.

Điều đó không chỉ thể hiện thái độ không khoan nhượng của Đảng và Nhà nước, mà còn chứng minh rằng “không có vùng cấm” trong quá trình xử lý các sai phạm, cử tri và dư luận hết sức đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, cử tri vẫn băn khoăn và đặt vấn đề phía sau những hành vi đó là gì? Có sự “bắt tay” của những hành vi trục lợi này không? Nếu có thì sao lại cấu kết trên đau khổ của người dân trong đại dịch?

Từ đó, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị những vấn đề này cần được tiếp tục làm rõ trong quá trình xử lý các sai phạm trên.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Cần thúc đẩy mạnh hơn nhũng cải cách đột phá!

    14:05, 01/06/2022

  • Đại biểu Nguyễn Thị Yến: Cần công khai, minh bạch quản lý, điều tiết giá xăng dầu

    10:40, 01/06/2022

  • Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Điện hạt nhân sẽ có giá “không rẻ”

    05:05, 01/06/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 4): Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thuộc Chương trình phục hồi kinh tế

    05:15, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 2): “Đánh thức” du lịch Tây Nguyên từ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 

    03:00, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 3): Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tạo sức lan toả cho ĐBSCL

    04:13, 31/05/2022

NGUYỄN VIỆT