Triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15: Vẫn dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”

NGUYỄN VIỆT 02/06/2022 09:29

Đến nay đã sang tháng 6/2022 mà có rất nhiều nội dung công việc vẫn đang dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”.

>>Không thể vì lợi nhuận mà đẩy giá sách giáo khoa lên

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu ý kiến tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngày 2/6.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương).

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ quan ngại về tình hình chậm trễ trong việc triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù ngay sau khi Nghị quyết 43/2022/QH15 được ban hành, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 11 vào ngày 30/01/2002 về triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Nghĩa là chỉ sau 19 ngày Nghị quyết 43/2022/QH15 được ban hành, Chính phủ cũng đã xác định rõ tính khẩn trương của các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội khi đề ra các nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình và theo thời hạn thực hiện cụ thể. Các đại biểu và đông đảo cử tri đánh giá cao sự vào cuộc khẩn trương, tích cực và quyết liệt của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đến nay đã sang tháng 6/2022 mà có rất nhiều nội dung công việc vẫn đang dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”… Trong khi tính thời điểm của Nghị quyết 43/2022/QH15 có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

>>Người nông dân đang “oằn mình” trong cơn bão giá

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

“Nếu chậm trễ trong triển khai thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội phát huy hiệu quả cao nhất”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói. 

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, đến thời điểm này, khi các Bộ, ngành còn đang "loay hoay" với việc rà soát và dự thảo văn bản, thì có những chính sách trong Nghị quyết đã ít nhiều mất đi ý nghĩa. Ví dụ như chương trình sóng và máy tính cho em.

“Một trong những mục đích trước mắt của chương trình là kịp thời trang bị máy tính cho học sinh có điều kiện để học trực tuyến thì đến nay tất cả học sinh đã đến trường học tập trung mới”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ. 

Trong thời gian tới, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị cần tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; xác định đây là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

“Đồng thời, xây dựng chỉ tiêu định lượng cụ thể về khối lượng công việc cần hoàn thành để làm cơ sở đánh giá chứ không quy định chung chung”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy: Tập trung quyết liệt, hiệu quả phục hồi và phát triển KTXH

    21:48, 01/06/2022

  • Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám: Người dân vẫn chờ vaccine COVID-19 thương hiệu Việt

    13:43, 01/06/2022

  • Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: Điện hạt nhân sẽ có giá “không rẻ”

    05:05, 01/06/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 5): Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    06:30, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 3): Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tạo sức lan toả cho ĐBSCL

    04:13, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 2): “Đánh thức” du lịch Tây Nguyên từ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 

    03:00, 31/05/2022

  • Quốc hội bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch

    11:20, 30/05/2022

NGUYỄN VIỆT