Trung Quốc lại "gây nguy hiểm" trên Biển Đông

LAM SONG 06/06/2022 01:00

Một máy bay giám sát của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đã bị máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn tại khu vực Biển Đông hồi tháng 5.

Thông tin này vừa được Bộ Quốc phòng Australia cho biết ngày 5/6.

>>Trung Quốc "hé lộ" những toan tính mới trên Biển Đông

Máy bay P-8. Ảnh: Không quân Hoàng gia Australia

Máy bay P-8. Ảnh: Không quân Hoàng gia Australia

Theo RAAF, chiếc máy bay giám sát biển P-8 Poisedon của RAAF đã bị một chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc ngăn chặn khi đang tiến hành “hoạt động giám sát hàng hải thường lệ” trong không phận quốc tế trên Biển Đông ngày 26/5.

“Hành động ngăn chặn này dẫn đến thao tác nguy hiểm đe dọa an toàn đối với máy bay P-8 và phi hành đoàn”, đại diện Không quân Hoàng gia Australia nói.

Theo miêu tả của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles, máy bay Trung Quốc bay rất gần, phía trước chiếc máy bay của RAAF và phóng ra một gói gồm nhiều mảnh kim loại gây nhiễu xạ. Những mảnh kim loại này đã bị hút vào động cơ chiếc máy bay của Australia.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, Chính phủ Australia đã bày tỏ quan ngại với Chính phủ Trung Quốc thông qua các kênh phù hợp.

Hiện, Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia vẫn chưa bình luận về thông tin trên.

Máy bay giám sát biển P-8 của Không quân Hoàng gia Australia. (Nguồn: EPA-EFE)

Máy bay giám sát biển P-8 của Không quân Hoàng gia Australia. Nguồn: EPA-EFE

>>Trung Quốc đưa khí tài ra Biển Đông bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế

>>Mỹ, ASEAN và Biển Đông

Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc có "hành động nguy hiểm" đối với lực lượng Australia. Trước đó, vào hồi đầu năm nay, Canberra cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc chiếu tia laser vào trinh sát cơ P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đang bay ngang vùng biển Arafura giữa Papua New Guinea và Australia hôm 17/2.

Bộ Quốc phòng Australia tháng trước cáo buộc Trung Quốc điều trinh sát hạm Hải Vương Tinh thuộc lớp Type-815 tới gần bờ biển phía tây nước này. Tàu hoạt động cách trạm liên lạc hải quân Harold E. Holt ở thị trấn Exmouth khoảng 50 hải lý. Trạm liên lạc này là cơ sở thường xuyên được các tàu ngầm Australia, Mỹ và đồng minh sử dụng.

Được biết trước đó, Australia đã cùng với Mỹ ra thông báo chung khẳng định những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo tranh chấp trên Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bộ Quốc phòng Australia cho biết trong hàng chục năm qua, họ luôn thực hiện hoạt động giám sát hàng hải trong khu vực này và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, thực hiện quyền tự do hàng hải, quyền được bay trong vùng biển và không phận quốc tế.

Gần đây, quan hệ giữa hai nước đang đi xuống do ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại Thái Bình Dương, nhất là sau khi Trung Quốc tìm kiếm thỏa thuận an ninh với các đảo quốc ở khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • Dồn dập tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc toan tính điều gì?

    03:30, 02/06/2022

  • Trung Quốc "hé lộ" những toan tính mới trên Biển Đông

    05:13, 28/05/2022

  • Trung Quốc đưa khí tài ra Biển Đông bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế

    04:00, 26/05/2022

  • Việt Nam đề nghị Quốc hội Singapore ủng hộ hòa bình, ổn định ở Biển Đông

    20:53, 18/05/2022

  • Mỹ, ASEAN và Biển Đông

    05:00, 16/05/2022

  • Bầu cử Philippines ảnh hưởng thế nào đến cục diện Mỹ- Trung ở Biển Đông?

    13:38, 06/05/2022

  • “Bảo hiểm rủi ro” khi giá xăng dầu biến động

    01:00, 26/04/2022

  • Thị trường chứng khoán biến động: Dòng tiền bắt đáy có vực dậy thị trường?

    05:05, 23/04/2022

  • Trung Quốc muốn gì khi đưa chiến đấu cơ tàng hình đến Biển Đông?

    03:00, 20/04/2022

LAM SONG