Hội nghị ESG 2022: Hướng đến mục tiêu ESG và Tăng trưởng bền vững

NHI PHUONG 19/07/2022 19:11

Ngày 19/7, tại Thái Lan, Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 đã diễn ra với sự tham gia của các khối công - tư, cộng đồng và các liên minh toàn cầu, hợp tác hướng đến mục tiêu ESG Tăng trưởng bền vững.

>>Đột phá chính sách để tăng trưởng bền vững

br class=

Hội nghị ESG 2022: Hướng đến mục tiêu ESG và Tăng trưởng bền vững

Kết quả từ Hội nghị là một loạt các giải pháp, trong đó có các kế hoạch gấp rút thiết lập liên minh đầu tiên của Thái Lan nhằm phát triển các giải pháp đổi mới, công nghệ hướng đến mục tiêu phát thải bằng không. Đây là nền tảng để tìm kiếm và tận dụng các nguồn kiến thức thực tiễn và công nghệ từ các đối tác quốc tế và hoạt động này dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân cũng tuyên bố chủ động mở rộng mạng lưới vì một nền kinh tế xanh trong toàn bộ chuỗi giá trị. 10 sáng kiến về hợp tác hình thành cộng đồng carbon thấp sẽ được đưa ra thảo luận với chính phủ. Có thể kể đến một số ví dụ như xây dựng các cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, hỗ trợ tài chính xanh, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, thúc đẩy thói quen phân loại chất thải và thiết kế bền vững.

>>Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: SOS

>>Dự án GreenJoy: Giải quyết nỗi đau ô nhiễm rác thải nhựa

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Tập đoàn SCG phát biểu: “Hội nghị chuyên đề ESG năm nay với chủ đề hướng đến mục tiêu ESG và Phát triển Bền vững là bước tiến nhảy vọt, kế thừa từ thành công của Hội nghị Chuyên đề Phát triển bền vững  SCG đã tổ chức thường niên xuyên suốt 11 năm qua. SCG đang tìm cách mở rộng hợp tác theo các tiêu chuẩn ESG vì đây là lộ trình duy nhất để giảm bớt các khủng hoảng liên tiếp đang lần lượt xảy đến với chúng ta…”.

Trước đây, sự kiện đã góp phần thúc đẩy nhiều hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề địa phương, tạo ra nhiều thay đổi tích cực và đưa ra các giải pháp hữu hình. Một minh chứng điển hình là lộ trình phát thải khí nhà kính ròng bằng không giữa các ngành công nghiệp xi măng và bê tông ở Thái Lan cùng Hiệp hội Xi măng và Bê tông toàn cầu đã được triển khai khá thành công. Dự án này định hướng cho nền công nghiệp xi măng của Thái Lan theo mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2050. Ngoài ra, kế hoạch này cũng dự kiến sẽ được trình bày tại Hội nghị COP27 diễn ra vào tháng 11/2022 tại Ai Cập, Ông Roongrote Rangsiyopash chia sẻ thêm.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG phát biểu biểu khai mạc

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG phát biểu khai mạc

Một ví dụ khác hợp tác bền vững để xử lý vấn đề rác thải nhựa đại dương với Liên minh chấm dứt rác thải nhựa, một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng thế giới bao gồm các công ty trong chuỗi giá trị ngành nhựa, từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng đến những cơ quan quản lý rác thải nhựa”. “Với nhận thức và hành động tại các hộ gia đình, cộng đồng, cấp địa phương và sự hợp tác toàn cầu trong thời gian vừa qua, chúng ta vẫn chưa bắt kịp với các cuộc khủng hoảng thế giới đang gia tăng theo cấp số nhân và tiến gần hơn đến con người. Điều này sẽ dẫn đến các tình trạng khí hậu biến đổi khó lường, hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt, thiếu hụt tài nguyên, khủng hoảng lương thực và khan hiếm năng lượng trên toàn thế giới. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các làn sóng mới của dịch COVID-19 xảy đến, các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như lạm phát và nghèo đói, làm gia tăng khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Hiện nay, nhiệt độ trái đất đã tăng 1,1°C và nếu chúng ta không hợp tác ngay lập tức để tìm ra các giải pháp, nếu trái đất nóng lên trên ngưỡng 1,5°C, nhân loại sẽ không thể tồn tại được với những tiêu chuẩn như hiện tại. Do đó, đây là nhiệm vụ bức thiết của tất cả mọi người và cần có hành động và sự tham gia của tất cả các khu vực. Chúng ta có thể bắt đầu thay đổi ngay từ những hành động đơn giản, trước khi mở rộng sang các quan hệ hợp tác nhằm mục đích sửa đổi nhanh chóng.

Phiên thảo luận “Chúng ta làm gì để giải cứu thế giới trong tình trạng khủng hoảng?”

Phiên thảo luận “Chúng ta làm gì để giải cứu thế giới trong tình trạng khủng hoảng?”

Ngoài ra, Hội nghị cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm bất bình đẳng xã hội. Điều này được thể hiện bằng việc khuyến khích phụ nữ và thế hệ trẻ đóng vai trò chung trong việc thúc đẩy nền kinh tế và giải quyết khủng hoảng. “Giải quyết khủng hoảng nên được xem là vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mọi cá nhân và tổ chức trên mọi lĩnh vực. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ và hợp tác để cùng chung tay tạo ra những kết quả cụ thể. Tôi thực sự tin tưởng rằng các kết quả từ Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 là thiết thực và có thể thuận lợi mở rộng theo kế hoạch đã đề ra. SCG cam kết sẽ nỗ lực phối hợp triển khai với tất cả các bên liên quan và theo dõi sát sao tiến độ thực hiện. Chúng tôi tin rằng kết quả cho mọi hoạt động liên quan chỉ có thể đạt được khi những sáng kiến đưa ra phải mang lại lợi ích chung cho tất cả các thành tố của chuỗi giá trị. Điều này sẽ góp phần xây dựng Nền kinh tế Xanh, phù hợp với khái niệm BCG (Bioeconomy - Kinh tế Sinh học, Circular economy - Kinh tế Tuần hoàn, Green economy - Kinh tế Xanh) nhằm mang lại một thế giới bền vững cho các thế hệ mai sau” Ông Roongrote kết luận.

Có thể bạn quan tâm

  • Đột phá chính sách để tăng trưởng bền vững

    Đột phá chính sách để tăng trưởng bền vững

    20:43, 16/06/2022

  • Làm thế nào để Việt Nam phục hồi tăng trưởng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch COVID-19?

    Làm thế nào để Việt Nam phục hồi tăng trưởng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch COVID-19?

    21:44, 29/09/2020

  • "Sẽ không có nền kinh tế tăng trưởng bền vững nếu thiếu cộng đồng doanh nghiệp bền vững"

    19:51, 26/11/2019

  • Ổn định kinh tế vĩ mô: “Đòn bẩy” giúp kinh tế tăng trưởng bền vững

    Ổn định kinh tế vĩ mô: “Đòn bẩy” giúp kinh tế tăng trưởng bền vững

    14:18, 23/10/2018

NHI PHUONG